==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507 km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 26⁰C; nóng nhất 39⁰C, lạnh nhất 14,4⁰C. 

1. Đèo Khánh Lê Nha Trang

Khánh Lê là con đèo dài nhất Việt Nam từ Nha Trang đi Đà Lạt – nối liền hoa và biển, có nhiều tên gọi nhưng chỉ có một sườn. Khánh Lê đúng là một con đường đèo đầy chất thơ và nhiều cảm xúc.

Đèo Khánh Lê dài 33 km là con đèo dài nhất Việt Nam (con đèo dài thứ hai là đèo Pha Đin 32 km) , thực chất là đèo một sườn. Sườn phía Khánh Hòa chiếm đại bộ phận chiều dài con đèo, từ cao trình khoảng 200m ở Khánh Lê lên đến 1700m. Sườn phía Lạc Dương thoai thoải tử độ cao 1700m xuống 1500m nên Lữ khách có cảm giác con đèo chỉ là một con dốc lớn. Con dốc vĩ đại này cũng chính là sườn đông của Trường Sơn Nam.

Đèo Khánh Lê

Đường tỉnh 723 / 652 nối đoạn cuối tỉnh lộ 723 tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng với tỉnh lộ 652 tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. Do đó nó cũng là đường nối thẳng biển Nha Trang với cao nguyên Lâm Đồng, nối Quốc lộ 20 trên cao nguyên với Quốc lộ 1A ven biển. Vì vậy nó  còn được gọi là "con đường nối biển và hoa". Đây là con đường liên tỉnh mới mở nên tên gọi cũng chưa thống nhất. Lâm Đồng coi nó là tỉnh lộ 723 của Lâm Đồng nối dài. Còn Khánh Hòa coi nó là tỉnh lộ 652 nối dài. Con đường ra đời rút ngắn khoảng cách từ Nha Trang đến Đà Lạt gần 80km, chỉ còn gần 140km so với con đường vượt đèo Ngoạn Mục, Ninh Thuận dài 220km trước đây.

 

Có rất nhiều tên gọi được đặt cho đường đèo. Người dân Khánh Hòa thì gọi là đèo Khánh Lê. Người dân Lâm Đồng gọi đèo Bi Đoup, theo tên đỉnh núi Bi Đoup cao 2287m của cao nguyên Lang Biang mà con đèo cắt ngang gần đó. Cũng có người gọi là đèo Hòn Giao theo tên dãy núi Hòn Giao nằm ở phía Bắc con đèo. Dù là tên gì thì con đèo vẫn là con đường trải nghiệm đầy chất thơ và cảm xúc. Khách vừa ngẩn ngơ vì vẻ đẹp lẫn lo ngại vì sự cheo leo nguy hiểm bậc nhất Việt Nam.

Đèo Khánh Lê  2

Ở độ cao trên 1.000m ( vùng đỉnh đèo) - nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, là nơi có lượng mưa lớn và nhiều nhất so với Nha Trang và Đà Lạt, đặc biệt là buổi chiều. Thậm chí vào mùa hè, tại Nha Trang và Đà Lạt không có mưa nhưng tại khu vực này vẫn có lượng mưa lớn, bất chấp thời tiết tốt hoặc nắng gắt vào buổi sáng. Vì vậy những ai có nhã ý băng qua con đèo này vào buổi chiều cần phải trang bị áo mưa cẩn thận để đề phòng. Ngoài ra, vào mùa thu và mùa đông, sương mù khá dày xuất hiện trên đèo Khánh Lê vào buổi chiều khoảng tầm 2 giờ chiều trở đi.

 

Đèo Khánh Vĩnh là một bảo tàng thiên nhiên vĩ đại về cảnh quan, đất đá, và đa dạng sinh học. Thiên nhiên kỳ thú và con người nhân hậu, cảm giác hứng thú và sợ hãi khi đi trên con đèo hiểm trở ẩn hiện trong mây, những khao khát được trải nghiệm, được hiểu biết, …đã tạo ra sức hấp dẫn rất lớn đối với khách thăm quan trong và ngoài nước.

2. Viện Hải Dương Học Nha Trang - Khánh Hòa

 

 

 

Tham gia Hành trình nha trang quý khách có dịp đến với Viện Hải dươnghọc Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Viện Hải dương học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi tại số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

 

 

Viện Hải dương học được thành lập năm 1922 thời Pháp thuộc, đến Tháng Chạp năm 1969 thì quyền quản lý chuyển sang Viện Đại học Sài Gòn. Lúc đó bộ sưu tập của Viện có hơn 60.000 mẫu. Viện còn là nơi lưu trữ các dữ kiện về địa chấn học, chu kỳ thủy triều và hải lưu vùng Biển Đông hoạt động với 76 nhân viên và sinh viên nghiên cứu.

Viện Hải Dương Học Nha Trang

Đây lại là nơi gặp gỡ của hai dòng hải lưu nóng - lạnh, một từ phương bắc xuống và một từ xích đạo ngược lên đã tạo nên một chế độ biển miền nhiệt đới thật ưu việt cho nhiều tầng, nhiều lớp từ mặt nước đến cực sâu để các loài sinh vật biển định cư và sinh sống. Trong đó, đặc biệt phát triển các rạn san hô cùng hệ sinh vật sống cộng sinh, nhất là các loài cá cảnh đủ màu sắc và hình dạng.

Viện Hải Dương Học Nha Trang 2

Những hệ động, thực vật phát triển ở vùng biển Khánh Hòa thường không đầy đủ ở các vùng biển khác của Việt Nam, thậm chí vắng mặt hẳn nhiều loài quan trọng. Hơn 80 năm hoạt động, Viện đã đóng góp nhiều thành tựu trong nghiên cứu biển nhiệt đới phục vụ cho phát triển ngành thủy sản biển trong nước và thế giới. Cùng với các tòa nhà cũ, Viện cũng được đầu tư xây thêm một số tòa nhà mới cùng thiết bị thí nghiệm hiện đại phục vụ cho công tác nghiên cứu mang lại hiệu quả cao.

Đến thăm Viện, Lữ khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính.

Những Địa điểm thăm quan Nha Trang Tuyệt Vời (P1) - Ảnh 5

Nói đến Viện Hải Dương Học, người ta không thể không nhắc đến một bộ phận hữu cơ của nó là bảo tàng Hải Dương Học - vốn rất nổi tiếng từ những năm 30 của thế kỷ trước với cái tên dân dã là “Hồ cá Hải học viện Nha Trang”. Hiện nay, bảo tàng Hải Dương Học được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và phát triển thành một quần thể liên hoàn bao gồm các bể nuôi sinh vật biển phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục cộng đồng, và một hệ thống nhà lưu trữ mẫu sinh vật biển lớn nhất nước. Có rất nhiều mẫu vật đã được gửi đến nhiều phòng thí nghiệm khác nhau ở nước ngoài, nhiều bảo tàng trên thế giới.

Mẫu Vật

Đến tham quan bảo tàng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới, khách tham quan còn có thể xem xét tìm hiểu hơn 10.000 loài sinh vật ở biển Đông đang được lưu trữ. Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam, Campuchia và các vùng nước lân cận, trong đó có các loài thú biển quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như Bò biển (Dugong). Đặc biệt, bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản trưng bày bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 26m, cao 3m đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng ít nhất hơn 200 năm. Đây thực sự là một di vật lịch sử tự nhiên vô cùng quý giá. Bảo tàng còn giới thiệu với khách thăm quan các đặc điểm tự nhiên của vùng biển Đông, giới thiệu những khoáng sản, tài nguyên quý giá, những cảnh quan môi trường vùng biển ven bờ, các hệ sinh thái giàu có như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển - để lưu ý nhắc nhở mọi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, nguồn lợi vì lợi ích của con cháu mai sau, bảo tàng Hải Dương Học đang trở thành trung tâm trưng bày giới thiệu và giáo dục truyền thống chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông của người Việt. Đây thực sự là một trung tâm di sản văn hóa biển rất đáng quý, cần phải bảo quản và phát triển.

 

Cùng với thăm Viện Hải dương học, chương trình Nha Trang, Lữ khách có thể thăm hồ cá trên đảo Tri Nguyên, thủy cung nơi Hòn Ngọc Việt và nhất là làng Chài. Không chỉ được nghe, được nhìn mà có thể mua các đặc sản biển, thưởng thức món ăn chế biến từ các loài cá, nhuyễn thể, giáp xác. Viện Hải dương học và Bảo tàng Hải dương học chắc chắn sẽ cung cấp cho khách thăm nhiều kiến thức bổ ích về biển Việt Nam.

3. Suối Ba Hồ Khánh Hòa

 

 

 

Vị trí: khu thăm quan sinh thái Ba Hồ nằm trên địa phận huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang gần 30km. Ðặc điểm: Địa danh Ba Hồ nổi tiếng hấp dẫn khách thăm quan bằng vẻ đẹp thiên nhiên còn giữ nguyên nét hoang sơ, lãng mạn của sông hồ, rừng núi. Ba Hồ là một con suối cao trên 660m bắt nguồn từ đỉnh Hòn Son, chảy giữa hai triền núi đá xuống cánh đồng thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích rồi đổ ra đầm Nha Phu. Suối mang tên Ba Hồ vì phía đầu nguồn, trên đường vượt núi, băng rừng để xuống với biển, có ba lần suối mở lòng ra ngay trên lưng núi, tạo liên tiếp ba cái hồ với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Với chiều dài hơn 3km, Lữ khách phải trải qua một cuộc hành trình không hề đơn giản nếu muốn khám phá hết cả 3 hồ.

 

 

Tới khu nghỉ dưỡng Ba Hồ, ta như “lọt” vào khoảng không gian tĩnh lặng, chốc chốc lại có tiếng chim ríu rít gọi nhau đâu đó trong những tán lá rừng. Cặp bên phải con đường trước ban quản lý khu thăm quan và quầy giải khát là con suối nhỏ róc rách chảy xuyên cánh rừng rồi ra ruộng, đìa tôm, băng qua quốc lộ 1A và chảy ra đầm Nha Phu. Có một tấm bảng xi măng giả cẩm thạch đen nằm khuất trong đống bao cát, phải vẹt ra mới đọc được dòng chữ: “Suối Ba Hồ có độ cao – rộng khác nhau, sinh động và hấp dẫn được nhân dân nơi đây gọi là danh thắng Suối Ba Hồ".

Khu Du Lịch Suối Ba Hồ

Ba Hồ còn trọn vẹn sự hoang sơ của mình, với đường đất gập gềnh, cỏ cây rũ xuống, đá chồng chen đá, nước lách qua đá tìm đường về xuôi. Một dòng suối nhỏ trước mặt khi vừa chạm chân tới, cây cỏ phủ duyên dáng khiến cho ai thích chèo thuyền ngao du trong không gian tĩnh mịch này sẽ nhẹ lòng hơn.

Sự hấp dẫn của Ba Hồ chính là chông chênh chân bước. Suối vào mùa khô nước chảy dịu dàng, khách có thể bỏ dép ra, bám bàn chân lên từng mỏm đá qua bên kia bên kia bờ. Đó là thâm u của rừng cổ thụ, là những dây leo chằng chịt níu nhau như chẳng bao giờ lìa nhau, là cả những cây non đang nhú những chiếc lá đầu tiên trong lớp lá mục từ năm trước rơi rụng để cố tìm một tia nắng mặt trời nào đó tình cờ xuyên qua tàn lá chiếu rọi xuống. Những tảng đá thật to, có mặt bằng phẳng ẩn hiện sát bên bờ suối là chỗ nghỉ ngơi, dọn thức ăn mang theo, vừa ăn vừa tận hưởng cảm giác nghe rừng đang lay gió và nghe suối róc rách con nước tìm về tận đại dương.

Khu Du Lịch Suối Ba Hồ 2

 

Qua lối mòn, leo đến hồ thứ nhất khách thăm quan có thể đã cảm thấy nản lòng vì quá mệt, đến hồ thứ hai lại phải vượt qua những ghềnh đá mấp mô, những hang động đôi khi chỉ đủ một người chui lọt và khi đến được hồ thứ 3 thì Lữ khách thực sự đã được “nếm trải” đủ các cảm giác leo núi, vượt suối, đi theo đường mòn... Ngoài việc tận hưởng khí trời, khách thăm quan còn được chinh phục độ cao, được khám phá những hang động nhỏ, những thác nước tuôn trắng xóa... với những cảm giác vừa hồi hộp vừa thú vị. Sau chặng leo núi Lữ khách có thể nghỉ ngơi dưới những tán cây rộng râm mát của khu rừng nguyên sinh hoặc vừa ngâm mình trong làn nước trong vắt vừa thưởng ngoạn những giai điệu của núi rừng với tiếng chim hót ríu rít xen lẫn tiếng nước chảy róc rách từ những thác nước gần đó. Theo người dân địa phương, để có thể đi hết hành trình này phải mất gần 1 ngày.

 

Nằm trên tuyến đường thuận lợi, cạnh các địa điểm trải nghiệm khác như Đại Lãnh, Dốc Lết, Ninh Thủy… Ba Hồ là một điểm dừng chân lý thú dành cho khách thăm quan với đầy đủ các dịch vụ vui chơi, giải trí như khu ăn uống, giải khát, nhà nghỉ, các trò chơi trên sông...

4. Hòn Mun Nha Trang

 

 

 

khám phá Hòn Mun nằm ở phía nam vịnh Nha Trang, thành phốNha Trang, tỉnh Khánh Hòa.  Được gọi là Hòn Mun vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền

 

 

Trong những hang động đá đen của Hòn Mun hàng năm có chim yến về làm tổ. Do địa thế của đảo rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới nên thích hợp với điều kiện phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới cũng về đây quần tụ, đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải dương học và Lữ khách muốn tìm hiểu về biển.Đến Hòn Mun, khách thăm quan có thể lặn biển hoặc đi tàu đáy kính để ngắm nhìn các rạn san hô nhiều màu sắc với nhiều loài sinh vật biển tung tăng bơi lội.

Hòn Mun Nha Trang

Ở Hòn Mun, san hô nằm ở độ sâu 10m, cùng với rất nhiều loại cá đủ mà sắc và chủng loại. Với độ sâu dưới 18 m, thì không còn cảnh đẹp của san hô, nhưng có rất nhiều hang động. Có những hang sâu 10-15 m, phải dùng đèn để quan sát những sinh vật biển chuyên sống trong bóng tối như tôm, mực, tôm hùm, cá đuối…

Bãi tắm ở Hòn Mun có thể không bằng bãi tắm ở các đảo khác nhưng thế giới đại dương bao quanh đảo rất tuyệt vời. Địa thế của đảo gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới, rất thích hợp với điều kiện phát triển của rạn san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới về đây quần tụ. Đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu lý thú, bổ ích cho các nhà sinh vật biển nhiệt đới, hải dương học và Lữ khách muốn tìm hiểu vể biển. Phần lớn các tua lặn biển đều đưa khách thăm quan đến Hòn Mun. Mỗi năm có khoản 300.000 lượt khách thăm quan viếng thăm đảo. Hiện có 5 câu lạc bộ bơi lặn đang hoạt động, phục vụ cho hơn 15.000 khách lặn hàng năm.

Đảo Hòn Mun Nha Trang 4

Trong khoảng thời gian 45 phút trên tàu, các huấn luyện viên tranh thủ hướng dẫn Lữ khách thông tin và kỹ thuật cơ bản của môn lặn. Nhóm khách thăm quan chúng tôi – Tây ta đủ cả – chăm chú lắng nghe về kỹ thuật thở bình hơi, cách ra dấu dưới nước bằng tay, cách mang dây nịt, bình hơi và cách xử lý một số tình huống dưới biển.

 

Nằm về phía nam vịnh Nha Trang, Hòn Mun là hòn đảo quyến rũ nhất trong hệ thống đảo ở đây với hệ sinh thái phong phú. Do địa thế rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới nên đảo thích hợp cho san hô và nhiều loài sinh vật biển nhiệt đới phát triển. Bởi vậy, Hòn Mun tập hợp một quần thể sinh vật biển phong phú và đa dạng nhất Việt Nam với 1.500 loài san hô và sinh vật biển trong tổng số khoảng 2.000 loài trên thế giới. Hòn Mun đã trở thành nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải dương học và Lữ khách muốn tìm hiểu về biển. Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun – dự án bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam – chính thức ra đời với mục tiêu giúp cộng đồng dân cư tại các đảo nâng cao đời sống và cộng tác với các bên liên quan để bảo vệ, quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển. Đây có thể xem như một mô hình mẫu về hợp tác quản lý dành cho các khu bảo tồn biển của Việt Nam.

Đảo Hòn Mun Nha Trang 5 Ngày

Tàu neo gần Hòn Mun, chúng tôi háo hức và hồi hộp áp dụng những kiến thức lặn vừa học trên tàu. Khoác lên mình đủ loại dụng cụ như áo lặn, chân nhái, bình dưỡng khí, áo phao, dây nịt chì…, tôi buông mình xuống biển. Bước đầu, tôi khá vất vả khi phải làm quen với cách thở bằng bình dưỡng khí: Hít vào và thở ra đều bằng miệng. Nếu mất tập trung, bạn lại hít thở bằng mũi theo thói quen (phần mũi nằm trong kính lặn không vô nước) sẽ dẫn đến tình trạng mất nhịp thở và luống cuống chân tay.

 

Tuy nhiên, những vất vả ban đầu cũng được đền đáp khi tôi chính thức lặn xuống biển. Phía dưới mặt nước là một thế giới hoàn toàn khác, lung linh, đa sắc và kỳ ảo. Những “cánh rừng” san hô trải dài ngút mắt với đủ hình thù, màu sắc kỳ lạ. Rồi hải quỳ, rồi cầu gai, rồi tôm cua… cũng thi nhau khoe sắc. Tôi ngơ ngẩn ngắm những đàn cá mú, cá mó, cá bò da, cá khoang cổ, cá kèn, cá thiên thần, cá bướm… lượn lờ giữa rạn san hô – hình ảnh mà trước giờ tôi chỉ được thấy trên tivi. Thỉnh thoảng, nấp giữa những ngách san hô, một chú cá chình thò đầu ra tò mò “dò xét” những người khách lạ. Trong đoàn có một khách thăm quan nữ vẫn hăng hái tham gia lặn dù cô không biết… bơi. Được một huấn luyện viên dìu đi trong suốt buổi lặn, cô chỉ tập trung cho việc nhìn và… thở đúng cách.

 

Sau 2 lần lặn với độ sâu tối đa là 6m, đoàn chúng tôi nghỉ ngơi, dùng bữa cơm trưa dã ngoại trên tàu. Trong bữa ăn, nghe chúng tôi bàn luận rôm rả về buổi lặn, anh Trần Quang Huân – huấn luyện viên của Trung tâm Lặn biển Việt Nam (Vinadive) – cho biết thêm: “Lặn như hôm nay vẫn chưa thật sự gọi là “đã” vì thời gian làm quen với môn lặn của Lữ khách còn ngắn, độ sâu tối đa chỉ mới là 6m. Đối với những khách thăm quan thật sự yêu thích và muốn gắn bó lâu dài với bộ môn lặn, chúng tôi còn tổ chức chương trình học lặn kéo dài 3 ngày”. Cũng theo anh Huân, tham gia chương trình này, Lữ khách sẽ được học kỹ hơn, được khám phá những hang động ngầm dưới biển Hòn Mun với độ sâu tối đa lên đến 18m. Kết thúc khóa học, khách thăm quan được cấp bằng SSI (Scuba School International) – chứng nhận quốc tế về khả năng lặn biển. 

Nguồn: http://nhatrangsensetravel.com/nhung-dia-diem-du-lich-nha-trang-hap-danp1-n.html

Những Địa điểm khám phá Đẹp Ở Nha Trang (P1)

Những Địa điểm khám phá Đẹp Ở Nha Trang (P1)
19 2 21 40 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==