Là một điểm đến tương đối mới và còn hoang sơ, tuy nhiên chính bởi vẻ đẹp hoang sơ ấy mà biển Quan Lạn lại nổi bật nên những nét riêng thu hút khách thăm quan mỗi khi hè về.
Nơi đây hội đủ các yếu của một địa chỉ trải nghiệm lý tưởng: biển, rừng, kiến trúc, văn hóa... Tuyệt vời hơn, Quan Lạn còn rất hoang sơ dù cái tên của nó không còn xa lạ nữa. Quan Lạn cách TP Hạ Long khoảng 50 km đường biển, nếu đi bằng tàu chương trình , hành trình mất khoảng 3 giờ.
Lữ khách
ngồi trong thuyền, từ Bãi Cháy, chúng gầm lên và lướt như bay trên mặt Vịnh Hạ Long sau 1 tiếng đồng hồ Quan Lạn hiện ra trên mặt biển đầy sương mù với một chiếc ô tô cà khổ, một công nông, và mấy chiếc xe máy lôi. Chiếc xe lôi bông đầu vì quá tải, nó ngục ngoặc chạy trong sự tò mò và phấn khích cao độ , những người lần đầu đến Quan Lạn.
Người ta nói Quan Lạn giống nàng công chúa đang chờ nụ hôn của một hoàng tử thật chẳng sai. Bãi biển Quan Lạn có lẽ đẹp hơn bất cứ điểm thăm quan biển nào trên đất nước Việt Nam, dài và thoải, thẳng tắp, cát thì mịn và chặt đáng kinh ngạc. Biển trước mặt bao la, rừng dương sau lưng bát ngát, điệp trùng. Mùa xuân, không gian vắng lặng vô cùng.
Rời bãi Quan Lạn, xe lại “lôi” khách thăm quan qua con đường hơn cây số đến một địa danh đã đi vào sách giáo khoa: bãi cát Vân Hải. Cát trắng ngút mắt, nằm lăn trên cát không bẩn áo quần, các cô gái xinh đẹp không bỏ phí cơ hội làm người mẫu với đủ mọi tư thế trên cát, và sung sướng nói cười như nàng công chúa cùng lúc được cả chục chàng hoàng tử ghé môi hôn!
Sau một con dốc, bãi biển Vân Hải trắng lóa hiện ra. Hiếm có ở nơi nào cát trắng đến như vậy, và không hiểu vì sao những con sóng vỗ bờ lại dịu dàng đến thế, khi chúng đến từ đại dương xa thẳm ngoài kia?
Đêm, nếu bạn là người ưa mạo hiểm thì ngủ bên bờ biển, giữa rừng phi lao! Trong tiếng reo vi vu của rừng dương, tôi nghe rõ cả tiếng những con chim biển đi ăn đêm gọi đàn. Đâu đó là tiếng bước chân của đàn dã tràng đang xe cát.
Đảo Quan Lạn rộng 11 km vuông, trong vịnh Bái Tử Long và từng là một thương cảng từ thế kỷ 11. Ở Quan Lạn còn nhiều công trình văn hóa, nổi bật là đình Quan Lạn xây dựng từ thế kỷ 18 theo phong cách kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ, cửa hướng về đất liền. Cạnh đình là chùa Quan Lạn, thờ Phật và bà chúa Liễu Hạnh.
Quan Lạn còn nổi tiếng với nghề đào sá sùng, một loài nhuyễn thể quý để ăn hoặc làm thuốc. Trên đảo có khoảng 400 hecta bãi lầy có thể đào sá sùng, đi xem đào sá sùng là điều được nhiều người thích thú.