hành trình côn đảo - Côn Đảo là địa điểm thăm quan ... tù nghiệt ngã, mà còn là một địa điểm khám phá thiên thần với vẻ đẹp hoang sơ nhất, dưới đây là một số địa điểm chuyến đi hấp dẫn nhất côn đảo
1.Nhà Tù - Côn Đảo
Ký ức một thời của chiến tranh đã trôi đi qua theo năm tháng nhưng nỗi đau để lại vết tích về những đau khổ dày vò về thể xác và tinh thần của các đồng chí cách mạng Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.Tìm đến chương trình côn đảo chúng ta như được nhắc nhở về quá khứ một thời đó.
Nhà tù Cô Đảo là nơi giam giữ và tra tấn hơn 2000 chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù...nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật cộng sản và những người ái quốc chống lại chính phủ thực dân.
Nhà tù Côn Đảo - địa ngục trần gian như một bức tranh tái hiện lại những gì đã sảy ra trong quá khứ,những nỗi đau,mức độ tàn nhẫn của kẻ xâm lược cũng như tinh thần quật cường của những người chiến sĩ cộng sản.
Có thể nói rằng tìm về nơi đây là tìm về với cội nguồn nhớ về truyền thống cách mạng của thế hệ cha anh đã đổ biêt bao xương máu vì hòa bình,độc lập,tự do của dân tộc.Nhà tù Côn Đảo được chia làm nhiều khu khác nhau nhằm mục đích tra tấn cũng như mong muốn làm nhụt ý chí của các chiến sĩ.Với các cái tên nghe thôi đã thấy rùng rợn về những gì đã trải qua thì những hình thức tra tấn ấy thật quá dã man.Nhưng đáng sợ nhất vẫn là Cầu Ma Thiêng Lãnh Nơi đây là thung lũng giữa hai ngọn núi cao, mà bọn chúa đảo đưa ý định bắc chiếc cầu nối hai dãy núi tại Côn Lôn. Từ ý nghĩ của bọn chúa đảo, mà hàng ngàn chiến sĩ cách mạng ta đã phải ra đập đá ngày đêm ở đây, rồi khi phần vì kiệt sức, phần vì chúng tra tấn tại chỗ, mà nằm lại chốn này.
Vậy vẫn chưa là gì đối với cách tra tấn tù nhân của những kẻ xâm lược những cái tên được biết đến khác như chuồng cọp Pháp,chuồng cọp Mĩ chúng nhốt các chiến sĩ của chúng ta thành từng nhóm người nhốt xuống chuồng cọp nếu ta phản kháng chúng sẽ dùng gậy từ trên chọc xuống.
Đội lốt là các yêu trò của bọn xâm lược nào là bãi trồng rau,nào là trung tâm cải huấn Phú Hải nhằm che mắt sự quản lí của các đoàn giám sát nhân quyền của quốc tể.Thực chất chúng vẫn tiến hành các cuộc tra tấn đẫm máu và vô nhân tính.Côn Đảo bạn sẽ được nhắc tới tên của các địa danh như trại Phú Tường,Sở làm đá,hầm xay lúa-bóc lột sức lao động của tù nhân để làm giàu cho chể độ thực dân cũng là hình thức tra tấn dã man của chúng;Hầm phân bò-chứa phân và nước dọn rửa chuồng bò.
hành trình Côn Đảo không chỉ thu hút nhiều lượt khách trong nước mà còn có cả những người khách nước ngoài và còn có cả những người lính Pháp,Mĩ năm xưa tham chiến tạViệt Nam cũng trở về đây hồi tưởng lại những chuyện xưa.
Ngày nay,các Hành trình Côn Đảo vẫn không ngừng được đặt,là loại hình trải nghiệm tìm hiểu lịch sử hướng về cội nguồn dân tộc đã gây xúc động đối với nhiều người khi tới thăm nơi đây.Nó như một minh chứng cho một lịch sử gian nan,khổ ải của một dân tộc,là vang bóng một thời cho quá khứ đã xa.
2. Mũi Cá Mập - Côn Đảo
Tạp chí chương trình lừng danh Travel And Leisure vừa công bố danh sáchTop 20 hòn đảo chứa đựng nhiều điều bí ẩn nhất thế giới. Thật bất ngờ khi chiến thắng gọi tên Côn Đảo của Việt Nam.
Điểm nổi bật của Côn Đảo được bạn bè quốc tế biết đến nhiều nhất có lẽ nằm ở một thời đau thương của hòn đảo. Đây từng được ví như “địa ngục của trần gian”, xứ sở của nhà tù, người tù, và cai tù.
Đối với những Lữ khách có hứng thú tìm hiểu lịch sử, chắc chắn tìm thấy phút lắng mình trong các di tích đầy ắp thông tin về quá khứ của Côn Đảo
Thiên nhiên nơi đây dường như quần tụ rất hài hòa và “chung sống một cách hòa đồng với nhau”. Trên Mũi Cá Mập, một bên là vách núi đá cao dựng đứng, một bên là biển rộng bao la sẽ đem đến cho bạn cảm giác thú vị và khơi dậy sự khám phá trong mỗi người.
Nếu bạn thực sự quan tâm đến hành trình thì bạn sẽ dễ dàng biết đến Côn Đảo với những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Nơi đây đã ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử với những di tích còn lưu lại tới ngày nay, điển hình là Nhà tù Côn Đảo âm vang lịch sử thế giới một thời. Không những thế nơi đây còn có một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, hấp dẫn khách thăm quan gần xa. Đến với Côn Đảo bạn sẽ thấy có vô vàn cái để khám phá. Chính vì điều này mà tạp chí trải nghiệm lừng danh Travel And Leisure đã công bố Côn Đảo – Việt Nam vào top 20 hòn đảo thuộc loại bí ẩn nhất thế giới. Nếu ngày xưa Côn Đảo được xem là “Địa ngục trần gian” thì ngày nay nó được mệnh danh như một “thiên đường thăm quan, trải nghiệm ”.
Ai đã từng một lần ghé đến xứ sở thần tiên này hẳn sẽ không thể quên được một địa điểm hết sức đáng nhớ đó là Mũi Cá Mập. Nơi đây đẹp mê ly với bãi biển xanh ngắt trải rộng tầm mắt, đẹp không lời nào tả nổi.
Mũi Cá Mập hết sức tự nhiên và hoang sơ. Bạn có thể thoải mái “chương trình ”, có thể tắm biển, cắm trại, ăn uống nhậu nhẹt,… hay làm bất cứ điều gì mà bạn thích.
Nếu bạn là người yêu thích thiên nhiên thì đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm bình minh trên Mũi Cá Mập nhé. Chỉ ngắm một lần có thể bạn sẽ nhớ suốt đời vẻ đẹp quyến rũ của nó đấy. Bình minh nơi đây được khách thăm quan gần xa đánh giá là một trong những cảnh bình minh tuyệt đẹp trên thế giới.
Chạy dọc theo bờ biển phía Nam và Tây Nam Côn Đảo các bạn có thể nhìn thấy những hòn đảo nhấp nhô ở xa xa ngoài khơi. Khu dịch vụ hậu cần nghề cá và cảng Bến Đầm cũng là hai cái tên bạn nên dạo qua, sẽ có nhiều điều thù vị cho bạn khám phá. Các bạn cũng có thể dừng chân ngắm cảnh và tắm biển ở bãi Nhát, một bãi biển đẹp và hoang sơ. Nằm cạnh Bãi Nhát là nơi hai ngọn núi có tạo hình như một cặp tình nhân ngồi bên nhau… một khung cảnh yên bình và lãng mạn. Đến với bãi Nhát bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bãi cát rộng mênh mông và rất trong sạch. Nơi đây còn có bãi đá đen được sóng biển mài cho nhẵn thín và tròn bóng bẩy y như đã từng được trải qua bàn tay của các nghệ nhân. Mọi thứ nơi đây đều mang một vẻ hết sức tự nhiên, hoàn toàn có thể khiến con mắt bạn bị chinh phục.
Nếu bạn đã từng đến với Côn Đảo và từng ghé qua Mũi Cá Mập có thể bạn sẽ có những cảm nhận sâu sắc và khó quên về cảnh vật nơi đây. Còn nếu bạn chưa may mắn được một lần ghé thăm thì hãy ấp ủ mong muốn và nhanh chóng tìm cho mình một cơ hội để được khám phá những nét thú vị của thiên nhiên nơi đây
3.Bãi Nhát , Đỉnh Tình Yêu - Côn Đảo
Bãi Nhát cách trung tâm huyện Côn Đảo khoảng 6km về hướng Bến Đầm, khung cảnh thiên nhiên nơi đây còn rất hoang sơ, ít chịu sự tác động của con người, Bãi Nhát có mặt cát lấm tấm sỏi đá và những con sóng nhỏ êm đềm, những hòn sỏi nhỏ nằm xếp lớp với nhau trông rất đẹp và sạch sẽ, nước biển trong xanh với những ngọn sóng cao xô vào bờ tung bọt trắng xóa. Bãi Nhát chỉ xuất hiện vài giờ một ngày. Các thời gian khác bãi biển này chìm ngập trong nước và ít được người biết đến. Đây là một trong những bãi biển hoang sơ và đẹp nhất tại Côn Đảo.
Đỉnh tình yêu là tên một đỉnh núi cách bãi Nhát không xa. Đây chính là nơi cho các cặp tình nhân đang yêu nhau cầu nguyện cũng như có những giây phút thư giãn., nhìn từ dưới lên, ngọn núi có hình ảnh một cặp trai gái đang ôm nhau như một cặp tình nhân, có lẽ vì vậy mà người ta gọi là Đỉnh Tình Yêu, tượng trưng cho mối tình chung thủy bất diệt (núi thì biết bao giờ mới mòn được?)
Đỉnh tình yêu là tên một đỉnh núi cách bãi Nhát không xa. Đây chính là nơi cho các cặp tình nhân đang yêu nhau cầu nguyện cũng như có những giây phút thư giãn.
Ngọn núi có hình ảnh một cặp trai gái đang ôm nhau như một cặp tình nhân, có lẽ vì vậy mà người ta gọi là Đỉnh Tình Yêu. Vào mùa cưới, các cặp vợ chồng trẻ đến đây rất đông, không khí thanh bình và hạnh phúc bạn sẽ cảm nhận được nếu đi thăm quan Côn Đảo với một nửa của mình
4. Nghĩa Trang Hàm Dương - Côn Đảo
Nghĩa trang Hàng Dương rộng 190.000m2, gồm 3 khu : khu A, khu B và khu C. Theo số liệu ước định có khoảng: 20.000 tù nhân đã chết ở Côn Đảo. Tuy nhiên không phải tất cả đều nằm ở Hàng Dương. Nghĩa địa tù được lập ở khu vực Chuồng Bò, sau dời lên Hàng Keo. Từ năm 1944, chế độ khủng bố trắng sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã giết hại hàng ngàn tù nhân.
Nghĩa địa Hàng Keo hầu như hết chỗ, thực dân Pháp mở nghĩa địa Hàng Dương để chôn tù. Tính đến ngày Côn Đảohoàn toàn giải phóng (1975), nghĩa trang lịch sử này tròn 35 tuổi. Trong vòng 35 năm ấy, ước tính khoảng 6.000 tù nhân bị giết hại.
Khu A nghĩa trang, nơi có phần mộ cụ Nguyễn An Ninh và đồng chí Lê Hồng Phong là nơi chôn những ngôi mộ đầu tiên. Mỗi người tù xấu số được liệm bằng 2 chiếc bao bàng (đan bằng loại cỏ ống), cột 7 nút lại, rồi đưa ra vùi qua loa xuống cát. Có thời gian, mỗi ngày từ 15 đến 20 người tù chết, tất cả được chất lên xe bò chở ra hàng Dương vùi chung một hố.
Năm 1944, khu A đã chôn chật mộ, nhà tù đã mở rộng nghĩa trang về phía nam, tức khu B hiện nay. Hài cốt lớp tù nhân kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được chôn kế tiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía đông nam, nơi có phần mộ người thiếu nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
Hài cốt lớp tù nhân chống Mỹ được chôn tiếp vào phần còn lại của khu B và chôn tiếp qua khu C. Gần 500 tù chính trị câu lưu chống ly khai Đảng cộng sản trong những năm 1957-1963 được chôn trong khu B.
Mỗi ngôi mộ ở nghĩa trang này không chỉ là một số phận bi hùng, một chứng tích tội ác của thực dân đế quốc mà còn âm vang những trang sử hào hùng của cuộc đấu trang trong tù, tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Sân hành lễ nằm ở trung tâm nghĩa trang với một tượng đài mang một hình tượng Trao Aùo. Tượng đài cao 9m, nặng 25 tấn được khởi dựng ngày 16/7/1980. Dưới chân bức tượng có ghi hàng chữ “Vĩnh biệt các đồng chí”. Tượng đài được tái tạo từ câu chuyện “ Chết còn cởi áo cho nhau”. Người trao áo là ông Vũ Văn Hiếu, nguyên là bí thư đầu tiên của đặc khu mỏ Hòn Gai (tháng 10/1930). Người nhận áo nguyên là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Nghĩa trang Hàng Dương được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt. Nghĩa trang hàng Dương với hàng ngàn nấm mộ có tên và không tên là bằng chứng hùng hồn về tội ác của đế quốc, thực dân đối với dân tộc ta. Đó là nơi yên nghỉ của hàng ngàn người con ưu tú của dân tộc ta, đã đối mặt với kẻ thù giữa lao tù, xiềng xích, trong cuộc đấu trang vì độc lập, tự do và chủ nghĩa.
5. Hòn Bảy Cạnh - Côn Đảo
òn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam
Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú.
Đến với Hòn Bảy Cạnh, Lữ khách sẽ có cơ khám phá sinh thái rừng ngập mặn và bơi lặn ngắm san hô. San hô ở đây rất đa dạng về chủng loại với san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ của Việt Nam.
6. Hòn Tài - Côn Đảo
Hòn Tài là bức tranh phong phú đầy màu sắc của các san hô hòa mình với những loại sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh.
Đến với Hòn Tài, khách thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh huyền bí của chốn thủy cung với nhiều lọai san hô rực rỡ, lạ mắt mà khó có thể bắt gặp ở một nơi nào khác.
Tại Hòn Tài, bạn có thể thấy sóc mun - loại sóc đặc hữu chỉ có ở Côn Đảo, kỳ đà, tắc kè …và nhiều loài chim biển, gầm ghì trắng - một loại chim quý hiếm thuộc họ bồ câu, khỉ mặt đỏ - giống khỉ quý đang được nuôi tại Hòn Tài.
7. Mộ Chị Võ Thị Sáu - Côn Đảo
viếng tham mộ chị sáu, Thế hệ chúng tôi, thời tuổi trẻ, ai mà chẳng thuộc bài hát ca ngợi chị Võ Thị Sáu: Mùa hoa lêkima nở, ở quê ta miền đất đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau.
Không chỉ miền đất đỏ nhắc tên chị, mà cả nước này đều đã nhắc tên chị, bởi chị chết cho đất này "chết cho đời sau", cho nên những đời sau sẽ phải sống như thế nào cho xứng với cái chết của chị.
Chị Sáu chết khi mới 19 tuổi. Tài sản riêng của chị chỉ có 2 bộ quần áo. Ngoài ra không còn gì nữa. Ngay cả tình yêu, vì bận chiến đấu, tình yêu cũng chưa đến với chị. Có lẽ tài sản thiêng liêng của chị là tình yêu Tổ quốc. Chị đã hiến dâng tất cả tuổi thanh xuân của mình cho tình yêu ấy.
Chính do tình cảm yêu mến chị, cho nên đến Côn Đảo, chúng tôi đến nghĩa trang Hàng Dương thăm mộ chị Võ Thị Sáu ngay. Nghĩa trang Hàng Dương trải rộng từ phía sau banh 3 đến sở ruộng, giáp chân núi Chúa. Những nấm mộ chen nhau. 200.000 người tù Côn Đảo, có tới 20.000 người chết. Ai đó nói với tôi, đi trên đất Côn Đảo phải đi nhẹ chân thôi nhé, để không làm đau thân xác những người chết. Vì có mét đất nào trên Côn Đảo không có người chết đâu.
Trong đêm, mỗi ngôi mộ Hàng Dương được thắp một ngọn điện nhỏ như một cây nến, trông rất thiêng liêng, huyền ảo. Ban ngày lớp lớp những ngôi mộ kề nhau. Đến mộ chị Sáu ai cũng dừng lại thắp hương, nên mộ chị Sáu đông người đến thăm nhất, đứng lớp trong, lớp ngoài trang nghiêm, khói hương nghi ngút, hoa tươi xếp đầy trên mộ. Khi khách tản ra đi thắp hương cho các ngôi mộ khác, tôi mới để ý xếp gọn trên đỉnh mộ chị một chiếc áo lụa, một khăn quàng cổ, một vòng đeo cổ ngọc trai.
hách quý chị Võ Thị Sáu nên đem quà tặng chị. Để mình đưa cậu tới thăm nhà lưu niệm của chị.
Đó là một ngôi nhà ba gian. Trong đó có mấy tủ áo dài đủ kiểu, đủ màu, một tủ và mấy bàn bày các đồ trang sức, các đồ kỷ niệm mà dân Côn Đảo và khách đến cúng trên mộ chị, được Ban di tích đưa về đây xây dựng một nhà lưu niệm, mới nhìn giống như một quầy hàng phong phú, đa dạng, cái nào cũng đẹp.
Thì ra nhân dân yêu chị Võ Thị Sáu là vậy.
Không yêu chị sao được "Người thiếu nữ ấy như mùa xuân, chị đã dâng cả cuộc đời, đi chiến đấu với bao niềm tin và chết vẫn không lùi bước". 14 tuổi Sáu đã quấn quýt với người anh đi vũ trang, băng đường, vượt rừng đến thăm anh đóng ở Cầu Trọng. Nhờ tình cảm ấy bữa đi chợ nghe bạn kể: "Tao lo cho anh Năm mày. Hồi sáng tao đi ngang phố, thấy anh S. ở đơn vị anh Năm đi vào dinh cai Tổng Tòng, mắt lấm lét như về đầu thú. Lát sau tao quay lại, thấy bọn lính đi tuần các ngả đều tập trung về đồn, nhộn nhạo lắm, chắc tụi nó sắp càn vào cứ". Linh tính báo việc chẳng lành, chị Sáu không kịp qua chợ báo cho má, Sáu rẽ ngay vào hẻm rồi băng đồng lên cứ thông tin cho các anh. Đơn vị anh Năm lập tức sơ tán và chuẩn bị chống càn. Quả nhiên bọn lính đi càn lọt vào ổ mai phục. Cuộc xuất quân đầu tiên của chị Sáu đã cứu được cả đội công an huyện, góp phần phá được trận càn.
14 tuổi, chị Võ Thị Sáu thoát ly. Trận chiến đấu đầu tiên của chị Sáu là diệt Tổng Tòng ngay trong văn phòng của hắn. Đúng giờ G, chị Sáu rút lựu đạn liệng thẳng vào mặt Tổng Tòng rồi hô to: "Việt Minh tấn công", rồi kéo mấy chị ở hàng ghế chờ làm căn cước cùng chạy. Trận ấy Tổng Tòng không chết. Sáu tiếc rẻ với anh Năm:
- Giá em gan hơn, để lựu đạn xì ba bốn giây, thì Tổng Tòng tiêu rồi.
Trận đánh quyết liệt của chị Sáu là giết Cả Đay, Cả Suốt. Dân rất căm ghét bọn này. Chúng thường cùng bọn lính vào chợ cướp vịt, cướp cá, cướp gạo của đồng bào. Đợi bọn chúng ra khỏi chợ, Sáu ném lựu đạn. Cả Suốt, Cả Đay và một tên lính giãy giụa trong vũng máu.
Ý chí bất khuất của chị Võ Thị Sáu là khi chị lọt vào tay giặc. Đòn roi, tra tấn mấy chị cũng không khai. Khi ra tòa, quan hỏi chị:
- Bị cáo có nhận lỗi như cáo trạng không?
Không trả lời câu hỏi của hắn, chị hỏi lại:
- Là quan tòa, ông có thể kết tội những người Pháp Đờ Gôn chống phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp không?
Quan tòa lắc chuông:
- Bị cáo chỉ có thể trả lời "có" hoặc "không".
Chị Sáu nghiêm chỉnh đáp:
- Tôi không có tội, yêu đất nước mình, chống lại thực dân xâm lược, không phải là một tội.
Chị Sáu bị kết tội tử hình. Đó là bản án tử hình của bọn thực dân Pháp đối với một người con gái chưa đủ tuổi thành niên. Dư luận xôn xao, chúng không dám giết chị ở đất liền mà đưa ra Côn Đảo. Chị là người thiếu nữ đầu tiên bị đưa ra hành hình ở Côn Đảo.
Thật cảm động biết bao khi ở khám tử hình, chị Sáu nhờ người tới xin vợ chồng Cò:
- Thưa ông bà, người tù kia sớm mai bị hành quyết. Cô ấy muốn xin được vài phút ra sân tắm nắng để được ngắm đất trời quê hương mình.
Yêu quê hương đến thế là cùng. Trước sân Võ Thị Sáu xõa tóc hong gió. Cái bóng hồn nhiên nhỏ bé ấy đã làm vợ Cò trở về phòng, úp mặt xuống giường thổn thức.
Đêm cuối cùng ấy trong xà lim Võ Thị Sáu hát suốt đêm những bài hát hào hùng: Cùng nhau đi hùng binh, Tiểu đoàn 307, Lên đàng.
Phút giây chị Sáu ra pháp trường, đúng là những phút giây anh hùng. Xin hãy nhớ lại cuộc đối đáp giữa viên cố đạo và chị Sáu:
- Bây giờ cha sẽ rửa tội cho con.
- Tôi không có tội. Nếu cha muốn rửa tội, xin hãy rửa tội cho những kẻ sắp giết tôi đây.
- Lạy Chúa! Trước khi chết con có ân hận gì không?
- Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và tay sai bán nước.
Có lẽ nào không rưng rưng nước mắt khi trước phút hành hình, chánh án yêu cầu chị Sáu có yêu cầu gì trước khi chết. Chị Sáu đã yêu cầu bỏ bịt mắt để chị nhìn đất nước mình đến giây phút cuối.
Tràng đạn đã nổ trong tiếng hát bài Tiến quân ca của chị.
Nhân dân Côn Đảo đã lập đền thờ chị Sáu trên hòn đảo anh hùng và thiêng liêng này. Trước đền thờ là bức tượng chị Võ Thị Sáu trẻ trung đôi mắt thăm thẳm nhìn về tương lai. Bên phải tượng là mô hình hai bàn tay lồng vào nhau siết chặt. Chúng tôi hiểu đó là biểu tượng của ý chí bất khuất. Chúng tôi vào đền thắp hương cho chị Sáu, ngồi trước bát hương là tượng bán thân chị Võ Thị Sáu. Chúng tôi nhìn chị nghĩ tới cái tuổi 19 chị ngã trên đất Côn Đảo này, để cho thế hệ 19 tuổi bây giờ hồn nhiên cắp sách đến trường. Tôi như nghe tiếng chị vang lên trước tiếng súng xoáy vào tim chị:
- Việt Nam độc lập, muôn năm!
Vâng đó là lời thề của cô thiếu nữ 19 tuổi. Kẻ nào quên lời thề ấy, chúng đáng được gọi là kẻ phản phúc. Bên cạnh tượng chị là lời khen của Bác Hồ được viết bằng chữ vàng trên nền đỏ giống như biểu tượng của lá cờ: "Gương anh dũng của cháu Võ Thị Sáu luôn luôn sáng ngời để cho phụ nữ ta học tập".
Ngày chị Sáu hy sinh là ngày 23/1/1952. Tính cho đến nay chị Sáu đã mất 59 năm. Nhưng về phương diện tâm linh, chị Sáu vẫn đang sống cùng dân Côn Đảo. Đến như người lính lê dương già thời đó, sau khi chị Sáu chết còn thẫn thờ:
- Cô ấy bình thản đến lạ lùng. Yêu đời đến phút chết, dũng khí tỏ ra ngay cả khi đã ngã xuống rồi. Đó mới chính là một người anh hùng. Cô ấy tin vào chính nghĩa của dân tộc mình. Còn chúng tôi thì chỉ biết bắn giết.
Còn nhân dân Côn Đảo thì vẫn gặp chị Sáu. Xin hãy nghe chị Liễu kể:
- Tôi đem hương hoa đến viếng mộ chị Võ Thị Sáu. Khi đến gần mộ, tôi bỗng thấy một người con gái mặc áo dài trắng từ ngôi mộ đi ra, thong thả dạo bước về phía thị trấn. Tôi sụp lạy, hồi lâu mới dám bước tới mộ dâng hương. Sau đó trên đường trở về nhà, đi đâu cũng thấy bóng người con gái ấy ở trước mặt. Thế là tết ấy tôi lập bàn thờ cô Sáu, đặt nơi trang trọng khói hương suốt 4 mùa.
Dân Côn Đảo quý trọng chị Sáu đến mức độ, lâu nay có điều gì khúc mắc ân oán trong lòng đều đem trời đất, quỷ thần ra thề, bây giờ thì gọi chị Sáu:
- Thề có cô Sáu chứng giám.
Làm sao không tin được vì tấm bia cho chị Sáu hôm nay dựng lên bị đập tan thì ngày mai lại xuất hiện đúng chỗ đó một tấm bia mới. Dân có điều gì đến mộ chị thắp hương vái lạy, đều toại nguyện. Cứ giả thử những điều cầu xin ấy không được toại nguyện thì những người dân biển rất thực tế này liệu có đến cúng vái bên mộ chị Sáu nữa không. Ngược lại, người đến cầu xin ngày một đông. Đủ biết niềm kính yêu thiêng liêng ấy nói lên điều gì.
Một bằng chứng không thể chối cãi nữa là bất cứ kẻ nào đụng tới điều thiêng liêng ấy đều chết bất đắc kỳ tử.
Như tên Nghị tù thường phạm từ Phủ Lợi bị đày ra đảo được tuyển vào làm trật tự an ninh nhà tù. Vâng lời tên chúa đảo say máu, Nghị hung hăng.
- Sợ gì, để tôi đập bia Võ Thị Sáu, coi ai làm gì nổi tôi.
Nghị hung hăng xách búa đến đập bia chị Võ Thị Sáu, sáng hôm sau một tấm bia mới đã lại mọc lên. Chúa đảo cho đi gọi Nghị, nhưng Nghị đã nằm liệt một chỗ, không dậy nổi, hồi lâu lại gào lên thảm thiết:
- Tội nghiệp em! Cô Sáu ơi, em lỡ dại.
Ba hôm sau Nghị chết.
Lại như cuộc cải huấn do cố vấn Mỹ và Đài Loan khởi động, để trắc nghiệm tư tưởng tù nhân, chúng khơi lại chuyện đập mộ chị Võ Thị Sáu. Thằng Sước, tù quân phạm, trật tự tại trại 7 xung phong.
Một tên đồng phạm cảnh cáo Sước:
- Mày coi chừng kẻo tối nay loạng choạng, cô Sáu kéo xuống biển cho vích ăn thịt đấy.
Sước ngông nghênh:
- Hà hà... Để tối nay tao ra biển cho tụi bây coi...
Đập bia chị Võ Thị Sáu xong, Sước lấy tiền thưởng uống rượu. Đêm vắt áo lên vai ngất ngưởng ra biển. Sáng hôm sau không thấy Sước điểm danh, ra biển tìm, Sước đã chết cứng, lưng dính chặt vào đá.
Dân Côn Đảo kể cho tôi nghe chuyện về chúa đảo Tăng Tư. Tăng Tư rất giữ lễ đối với cô Sáu. Vì vậy được thăng tiến. Từ phụ tá tỉnh trưởng lên phó tỉnh trưởng rồi tỉnh trưởng. Ngày nhận chức, Tăng Tư tạ ơn vị thần hộ mệnh một con heo quay, rồi khấn vái gieo quẻ, Tăng Tư nài nỉ cô Sáu:
- Trăm lạy cô, ngàn lạy cô. Cô đã thương em thì thương cho trót. Nếu cô không đồng ý cho trùng tu mộ thì xin cô cho em đắp lại mộ và đặt một tấm bia đá cho cô.
Gieo được quẻ, Tăng Tư cho vợ về chợ Lớn đặt ngay một tấm bia cẩm thạch đưa ra làm lễ đặt bia long trọng.
Đó là tấm bia đẹp nhất và tồn tại cho đến tận bây giờ. Đến bên mộ chị Sáu, chúng tôi vẫn được thấy tấm bia ấy. Khi xem bộ phim dài tập Khát vọng bất diệt quay về Côn Đảo, chúng tôi rất may được gặp vợ chồng Tăng Tư trong phim. Hai ông bà còn sống cho đến tận bây giờ, kể lại lòng kính yêu chị Sáu và nhắc lại tấm bia vợ chồng ông đã dựng ngày ấy, giọng kể đầy xúc động như ngày nào vợ chồng ông xin quẻ bên mộ chị Sáu linh thiêng.
Đứng bên mộ chị Sáu, cô thuyết minh của Ban quản lý khu di tích lịch sử Côn Đảo nói rằng những sự kiện của Nghị, của Sinh, của Tăng Tư chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên. Khách thăm Côn Đảo chúng tôi cho rằng cô chưa tin ở tâm linh, chưa tin ở sự linh thiêng của chị Sáu. Chúng tôi suy nghĩ đơn giản, 20.000 tù nhân bị tử hình, bị chết ở Côn Đảo, vì sao chỉ một mình chị Võ Thị Sáu được nhân dân xây đền thờ riêng. Và trên khắp đất nước này nhiều trường học mang tên Võ Thị Sáu, nhiều thành phố có tên đường Võ Thị Sáu. Vậy có phải đó là một sự ngẫu nhiên không?
Ở Côn Đảo có hai ngôi đền thờ được dân Côn Đảo tôn vinh là hai vị thần của mình. Một là đền thờ chị Võ Thị Sáu, “người anh hùng đã chết cho đời sau”; một đền thờ bà Phi Yến vợ vua Gia Long, bà đã khuyên Gia Long không nên “cõng rắn cắn gà nhà”, bị vua Gia Long giam ở một hang sâu cho đến chết, con bà khóc đòi mẹ, đã bị Gia Long vứt xuống biển. Sự kiện ấy còn để lại tại Côn Đảo một câu ca dao bất hủ:
“Gió đưa rau cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”.
Đã từ lâu tôi đã thuộc câu ca dao này. Đến Côn Đảo tôi mới biết rõ sự tình của nó: Cải là hoàng tử Cải, con bà Phi Yến và Răm là tên thường gọi của bà.
Đến Côn Đảo, hầu như không một ai không đến thắp hương ở hai đền thờ thần này. Còn dân Côn Đảo, có gì cần cầu xin đều đến hai đền thờ này cúng vái. Dân bảo hai đền này thiêng lắm.
Nói đến các vị thần, tôi sực nhớ tới một bài thơ của một nhà thơ quen biết:
“Đời là một cuộc phù du
Ai lo cho nước phục thù cho dân
Một đời liêm khiết, cách tân
Dân tin phong thánh phong thần thiên thu”.
Chị Võ Thị Sáu được dân yêu, dân tin phong thần cho cũng với ý nghĩa ấy.
Chỉ riêng tiếng hô của chị Võ Thị Sáu khi 7 nòng súng đã đặt ngón tay vào cò súng, trong tích tắc nữa súng nổ trong án tử hình:
- Đả đảo thực dân Pháp.
- Việt Nam độc lập muôn năm.
- Hồ Chủ tịch muôn năm.
Thì đó cũng chính là lời thề của người lính chúng tôi khi cầm súng đi giải phóng miền Nam. Sự đồng điệu ấy, chính là ý chí của một thời đại anh hùng.
Hôm nay đang nhớ chị Võ Thị Sáu, đi trên đường Lý Thường Kiệt của Huế, bên Trường tiểu học Lê Lợi, tôi bỗng nghe tiếng hát của các em từ trong trường vọng ra:
“Mùa hoa lêkima nở, ở quê ta miền đất đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau.
Người thiếu nữ ấy như mùa xuân, chị đã dâng cả cuộc đời, đi chiến đấu với bao niềm tin và chết vẫn không lùi bước...”
Nghe các em hát, tôi thật sự xúc động, thì ra thế hệ các em nhỏ bây giờ vẫn không hề quên chị Sáu, vẫn lấy tấm gương của chị làm hướng đi cho thế hệ mình.
Trước sự xúc động ấy, tôi viết những dòng thương nhớ chị Võ Thị Sáu, làm thẻ nhang thắp lên mộ chị những ngày thiêng liêng này.
8. Hòn Cau - Côn Đảo
Hòn Cau khá nổi tiếng bởi trước đây là một làng cổ thời vua Gia Long với tên “Xóm Bà Thiết” hơn nữa đây còn là một di tích lịch sử, là nơi thực dân Pháp, Mỹ giam cầm các chiến sĩ cách mạng yêu nước, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng bị giam cầm ở hòn Cau năm 1930-1931. Hòn Cau là nơi duy nhất trong số các đảo ngoài khơi trong quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngầm. Trên đảo có nhiều loài cây ăn quả do những tù nhân trước đây trồng trong suốt thời gian họ bị lưu đày. Với truyền thuyết :
Thửa xưa Làng Cỏ Ống có chàng Trúc Văn cau thông minh tháo vát, con ông Cau và bà Tranh, cùng lứa với cô Mai Thị Trầu, con ông Đinh, bà Bèo, một thiếu nữ duyên dáng, thạo nghiệp bút nghiêng. Trai tài gái sắc, đôi bên đem lòng cảm mến. Một lần tình cờ gặp gỡ bên dòng suối vắng, chàng trai đã mượn câu ca dao ướm thử lòng người xuân nữ: “Tiện đây anh mới hỏi nàng. Cau tươi ăn với trầu vàng xứng không?’ Người con gái vốn thông minh đã đáp lại bằng một câu ca dao hợp tình, hợp cảnh:”Mai vàng chen với trúc xanh. Duyên em sánh với tình anh tyệt vời”, Biết rõ lòng nhau, chàng Cau ngỏ lời xin cha cưới nàng làm vợ, ông Câu nghe nói rụng rời tay chân, bèn bộc lộ cho con biết, nàng Trầu chính là kết quả mối tình vụng trộm giữa ông Câu với bà Bèo thời trai trẻ. Chàng Cau bàng hoàng như sét đánh ngang tai vì trong lúc quá yêu, chàng đã trót hái “trái cấm” nơi đứa em cùng cha khác mẹ. Trúc Văn Cau ôm hận thả bè qua một thung lũng hoang vắng trên hòn đảo cách xa làng hơn 10 dặm , ẩn dật ở đấy cho đến chết. Người đời đặt tên đảo là Hòn Cau. Nơi chàng nằm xuống sau mọc lên một rừng cau xanh tốt quanh năm, mùa trái chín đỏ rực.
Nàng Trầu đau đớn, ngày ngày ra ngóng nơi vách đá khi xưa thường hò hẹn. Khi thấy thai nhi đã lớn , cũng là lúc nàng biết chuyện tình buồn của cha mẹ, và hiểu rằng chàng Cau không bao giờ về nữa. Hoàn toàn tuyệt vọng, nàng gieo mình xuống nước. Nơi nàng tự vận, nay mang tên là bãi Đầm Trầu. Cảm thương đôi bạn trẽ chết vì mối tình oan nghiệt, dân làng Cỏ Ống đã đặt câu ca: Ai về nhắn gởi ông Câu – Hòn Cau cách bãi Đầm Trầm bao xa?’ Bãi Đầm Trầu là nơi phong cảnh tuyệt đẹp. Bờ cát mịn trải dài dưới chân vách đá dựng muôn hình. Trên một triền đá vươn ra tận biển nổi lên 2 tảng đá lớn, chụm đầu vào nhau như đôi bạn đang trò chơi chuyện mải mê, quên hết thời gian, năm tháng. Đặc biệt là nước biển ở đây trong và xanh hơn bất cứ nơi nào. Sắc xanh một khoảng trời, một cánh rừng đổ bóng, hòa vào màu xanh trong của biển trời nơi ấy
Ngày nay các địa danh trên vẫn còn và là điểm trải nghiệm bằng tàu, hành trình câu cá, trải nghiệm lặn biển khá phong phú. Ai đã từng chương trình đến Côn Đảo đều có nghe qua sự tích này chẳng những giải thích được các địa danh hành trình ở Côn Đảo mà còn nói lên nét truyền thống văn hóa và đạo đức của người Việt Nam. trải nghiệm tìm hiểu văn hóa - lịch sử kết hợp với các thắng cảnh - biển đảo làm cho chuyến thăm quan của Lữ khách đến chương trình Côn Đảo cảm thấy thú vị, nhữngtour hành trình Côn Đảo, trải nghiệm Phú Quốc hiện nay đang mang lại sự thành công lớn cho nhiều nhà đầu tư về trải nghiệm khám phá, nhất là những chương trình lặn biển bằng ống thở, lặn biển bằng bình hơi...
Nguồn: http://condaosensetravel.com/tong-hop-nhung-dia-diem-du-lich-con-dao-hap-dan-n.html