==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Xã Quan Lạn (huyện Vân Đồn) vốn rất nổi tiếng với con sá sùng, nghề đào sá sùng đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 80% phụ nữ trong xã. Thế nhưng ở Quan Lạn còn một loài nhuyễn thể nữa cũng mang lại lợi ích không kém cho người dân, đó là con rơi. Và nếu đào sá sùng chủ yếu là công việc của phụ nữ, thì đào rơi lại tạo việc làm cho khoảng 60% nam thanh niên trong xã...Rơi là loài nhuyễn thể có môi trường sống gần giống như sá sùng, nhưng hình dáng thì hơi khác, trông như con rết hay con rươi ở vùng đồng bằng. Cũng như sá sùng, rơi tập trung nhiều ở 2 xã Minh Châu, Quan Lạn của huyện Vân Đồn.

 

 

Quan Lạn (huyện Vân Đồn) vốn rất nổi tiếng với con sá sùng, nghề đào sá sùng đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 80% phụ nữ trong xã. Thế nhưng ở Quan Lạn còn một loài nhuyễn thể nữa cũng mang lại lợi ích không kém cho người dân, đó là con rơi. Và nếu đào sá sùng chủ yếu là công việc của phụ nữ, thì đào rơi lại tạo việc làm cho khoảng 60% nam thanh niên trong xã...Rơi là loài nhuyễn thể có môi trường sống gần giống như sá sùng, nhưng hình dáng thì hơi khác, trông như con rết hay con rươi ở vùng đồng bằng. Cũng như sá sùng, rơi tập trung nhiều ở 2 xã Minh Châu, Quan Lạn của huyện Vân Đồn.

 

 

Về Quan Lạn Xem Đào Rơi - Ảnh 1

Buổi chiều ở Quan Lạn rất đông người đi đào rơi.

Hiện tại giá rơi thu mua ở Quan Lạn dao động khoảng từ 300.000 đến 350.000 đồng/kg rơi tươi. Một người đào rơi mát tay có thể đào được vài ba cân rơi trong một ngày, ít cũng dăm sáu trăm ngàn đồng. Vì thế nghề đào rơi thu hút rất đông người. Tuy nhiên, như nói ở trên, việc bảo quản rơi, cũng như việc bảo tồn, nhân giống chúng không dễ. Trước đây từng có đoàn khách từ Đài Loan đến xã Quan Lạn tìm cách nhân giống rơi. Họ đào cả một đám đất có nhiều rơi rồi mang đến vùng khác, kết quả số rơi được mang đến vùng đất mới chết hết. từ đó họ cho rằng không thể nuôi rơi ở đâu khác được.

Trong môi trường tự nhiên, rơi rất khó chết. Rơi có thân rất dài, đến hàng mét, do vậy người đào rơi thường rất ít khi đào được con rơi nguyên vẹn. Khi người đào đâm mai xuống chạm vào thân, rơi rất dễ đứt thành khúc. Phần thân còn ở dưới cát chỉ một thời gian ngắn là lại tự tái sinh. Thế nhưng ngược lại, phần thân rơi khi người đào thu được, do không gặp môi trường thích hợp nên rất dễ chết và nhanh chóng bị phân huỷ. Do đó, về mùa đông trời lạnh, rơi còn để được mấy ngày, nhưng mùa hè trời nóng bức, rơi để qua đêm là bốc mùi... Quan Lạn là xã đảo, phương tiện giao thông không thuận tiện, đi lại phải phụ thuộc vào tàu bè, vì thế mùa hè không ai thu mua rơi cả, bởi người ta sợ rơi chết thì chỉ còn cách là vứt đi.

Về Quan Lạn Xem Đào Rơi - Ảnh 2

Rất khó đào được con rơi nguyên vẹn vì thân rơi có thể dài hàng mét khi mai đâm xuống nó đứt thành khúc

Quan Lạn, số người đi đào rơi ít hơn đi đào sá sùng nhưng cũng lên tới hàng trăm. Buổi chiều, khi bãi triều mới cạn nước, người ta bắt đầu đi đào rơi. Khác với đào sá sùng, đào rơi chủ yếu là đàn ông, nhất là lớp thanh niên còn trẻ, bởi nó vất vả hơn. Công việc này thu hút không chỉ những người không công ăn việc làm, mà ngay cả những công chức, người lao động ở các doanh nghiệp, khách sạn v.v.. lúc rỗi cũng tranh thủ làm thêm. Dụng cụ để hành nghề không đắt tiền, chỉ cần cái mai chuyên dụng và cái giỏ là xong. Nghề đào rơi cần sức khoẻ, bởi tổ rơi rất dễ thấy nhưng vì thân rơi dài nên phải cắm xẻng sâu xuống đất rồi dùng sức mạnh mới bẩy lên được. Người không có sức khoẻ thường làm rơi đứt, chỉ thu được những đoạn thân ngắn nên bán không được giá. Một lần cùng Nguyễn Công Anh, một người đào rơi rất “mát tay” ở thôn Bấc đi làm nghề. Nguyễn Công Anh bảo: “Ở đây nhiều người đã đi bốn phương làm đủ thứ nghề, nhưng rồi lại trở về Quan Lạn đào rơi!”. Ngay bản thân Nguyễn Công Anh cũng đã từng thử nuôi bồ câu Pháp, thậm chí còn được coi là “mô hình điểm” ở thôn. Thế nhưng, làm một thời gian thấy đào rơi thu nhập vẫn cao hơn, mèng ra ngày cũng kiếm được khoảng 300.000 đồng…

 

Vậy là mặc dù Quan Lạn hiện đang rất Phát triển Lữ Hành , nhưng không phải ai cũng có đủ vốn để mở khách sạn, nhà nghỉ v.v.. Và vì thế, cũng như các nghề khai thác hải sản khác, đào rơi vẫn còn chỗ đứng ở đây.

Về Quan Lạn Xem Đào Rơi,ve quan lan xem dao roi

Về Quan Lạn Xem Đào Rơi,ve quan lan xem dao roi
74 8 82 156 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==