Là một đất nước với nhiều bãi biển đẹp được nhiều khách thăm quan không những trong nước mà cả nước ngoài đều biết tới, hàng năm vào dịp hè, nhất là trong các dịp nghỉ lễ diễn ra trong mùa hè thì Lữ khách khá nơi trên cả ngước đều chọn biển là nơi để đưa gia đình hay bạn bè đến để giải tan cái nóng của mùa hè nơi thành thị. Và để cho chuyến đi biển hè sôi động của bạn được hoàn hảo thì 8 điều dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn và gia đình trong hè này.
Là một đất nước với nhiều bãi biển đẹp được nhiều khách thăm quan không những trong nước mà cả nước ngoài đều biết tới, hàng năm vào dịp hè, nhất là trong các dịp nghỉ lễ diễn ra trong mùa hè thì Lữ khách khá nơi trên cả ngước đều chọn biển là nơi để đưa gia đình hay bạn bè đến để giải tan cái nóng của mùa hè nơi thành thị. Và để cho chuyến đi biển hè sôi động của bạn được hoàn hảo thì 8 điều dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn và gia đình trong hè này.
Trường hợp không nên xuống tắm biển
Phơi nắng quá lâu: Bạn không nên làm điều này trước khi xuống nước. Khi nóng, bạn sẽ vã mồ hôi, xuống nước trong điều kiện này sẽ khiến bạn dễ bị cảm.
Ăn quá no hay để bụng quá đói: Giống như các nhà khoa học từng nói, không nên ăn no rồi tắm ngay, rất hại cho cơ thể.
Khởi động quá sức: khởi động trước khi bơi lội hay trước khi tắm biển giúp cơ thể bạn dẻo dai hơn, tuy nhiên, chúng ta chỉ nên khởi động vừa đủ, tập các bài thể dục nhẹ nhàng, không nên tập quá sức.
Không xuống tắm nếu nhiệt độ dưới 18 độ C.
Không để trẻ nhỏ mặc áo phao: Nhiều nơi sóng to và mạnh, bạn nên để trẻ nhỏ mặc áo phao để đảm bảo an toàn.
Nơi xa bờ quá 15m hoặc nơi sâu quá 5m : Cách dễ dàng để nhận biết vùng biển không an toàn là các cột mốc cảnh bảo nguy hiểm hoặc bơi qua khỏi cột mốc an toàn.
Nhảy ùm xuống nước và tắm quá lâu ngay lần đầu xuống biển: Xuống nước từ từ, không nên lao mình xuống ngay. Lần xuống nước đầu tiên không quá 15 phút.
8 mối nguy hiểm và các phòng tránh khi tắm biển bạn nên nhớ
1. Say sóng
Đi biển mà không đi thuyền chắc chắn sẽ tiếc lắm nên nếu những ai chưa đi thì nên thử. Tuy nhiên tình trạng dập dềnh trên biển sẽ khiến bạn có nguy cơ bị say sóng cao và say sóng còn mệt mỏi hơn say xe rất nhiều. Vì say xe có thể mở cửa xe để hít không khí bên ngoài sẽ khiến ta đỡ hơn rất nhiều, còn say sóng thì sẽ không có gì để mở. Một vỉ Nautamine sẽ là sự lựa chọn sáng suốt trong trường hợp này nhé!
2. Khuẩn E.coli
Nhiệt độ cao là cơ hội cho các loài vi khuẩn phát triển, trong đó đáng chú ý là E.coli. Đây là loại vi khuẩn sống trong ruột ở những động vật có vú, trong đó có cả con người. E.coli làm cho bạn mệt mỏi, các triệu chứng đi kèm là nôn mửa, tiêu chảy có máu, đau bụng dữ dội và sốt.
Cách tốt nhất để phòng tránh mối nguy hiểm này là không nuốt nước biển khi tắm. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sử dụng xà phòng để rửa tay trước khi ăn, thực hiện tốt điều này sẽ làm giảm cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
3. Dòng nước xiết
Nước xiết là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng nước xiết chảy từ bờ biển được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược trở lại để vào bờ.
Dòng nước xiết chảy từ bờ biển thường kéo người bơi ra xa bờ, đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi bơi ngược dòng nước xiết chảy từ bờ biển để vào bờ, khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng nước xiết chảy từ bờ biển là phải bình tĩnh và tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng nước xiết chảy từ bờ biển để vào bờ.
4. Dòng chảy ngược
Dòng chảy ngược là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển trên thế giới. Lý do là nó kéo người biết bơi ra xa bờ, làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy.
Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để quan sát mặt biển.
Dấu hiệu dòng chảy ngược:
– Màu sậm hơn vì nước sâu hơn.
– Mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn.
– Đôi khi bạn có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy ngược và trôi ra biển.
– Mặt nước phẳng lặng, nhìn có vẻ rất an toàn.
Sức mạnh của dòng chảy ngược: Có thể đưa khách thăm quan ra xa ngoài biển mặc dù họ đang đứng gần bờ, khiến Lữ khách cảm thấy hoảng loạn, tìm cách bơi vào bờ nhưng bơi ngược dòng chảy rất nguy hiểm.
Lời khuyên:
– Không bơi ra xa khỏi nơi có biển báo an toàn.
– Khi bị cuốn vào dòng chảy ngược phải bình tĩnh, quan sát, giơ tay lên cao để xin được cứu hộ, không cố gắng bơi ngược vào bờ. Nếu tự tin, khách thăm quan hãy bơi song song với bờ biển, thường dòng chảy sẽ hướng đến chỗ có sóng đánh vào bờ và khi đó Lữ khách có thể bơi vào bờ.
– Không chủ quan: Vào những ngày sóng lớn, có ít người bị chết đuối hơn vào những ngày sóng lớn do chủ quan.
5. Cảm nắng
Có một điều mà bạn không thể tránh được khi đi biển đó là nắng. Thông thường, bạn có thể bị cảm nắng do mất nước và kiệt sức. Khi nhiệt độ cơ thể quá cao, dẫn tới cơ thể không thể điều hoà và tự làm mát để bù lại lượng nước do mồ hôi thoát ra, thậm chí lúc đó có thể xảy ra đột quỵ nếu không có biện pháp kịp thời.
Triệu chứng thường gặp của cảm nắng là buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược, nôn mửa và chuột rút cơ bắp. Bất cứ ai cũng có thể bị cảm nắng, nhưng trẻ nhỏ và người cao tuổi là hai đối tượng dễ mắc phải nhất nên bạn cần phải chú ý. Để tránh cảm nắng, bạn nên uống nhiều nước, không nên ngồi giữa trời nắng quá lâu và giảm bớt những hoạt động ngoài trời giữa ngày hè oi bức nhất.
6. Sứa
Có vẻ bên ngoài xinh đẹp và ấn tượng, nhưng sứa có thể gây nên nỗi đau thực sự và thậm chí đe doạ tính mạng lữ khách bởi vì nọc độc từ xúc tu của sứa có thể gây đau, ngứa, mẩn đỏ.
Trong mỗi xúc tu của sứa chứa chất độc có thể gây chết người. Khi chất độc đó đã vào máu của nạn nhân, nó có thể gây nguy hiểm như hạ huyết áp, tim ngừng đập và giết chết nạn nhân nếu không được chăm sóc y tế. Nếu bị sứa cắn khi đi biển, hãy nhanh chóng tìm đến một cơ sở y tế tốt nhất và gần nhất để có được sự giúp đỡ của các bác sỹ.
Tại các bãi biển mới được khai thác, các bãi biển lạ thì sứa độc là một đe dọa nguy hiểm cho khách thăm quan. Tại những vùng biển này, lời khuyên cho bạn là nên mặc bộ quần áo bơi kín người. Tuy nhiên nếu không may bị sứa chích bạn hãy bình tĩnh và làm như sau:
Bôi ngay dấm vào vết thương: bạn có thể mang theo từ nhà hoặc tìm mua tại các cửa hàng gần biển.
Trường hợp không có giấm, hãy dùng nước biển rửa vết thương rồi lấy cát đắp lên. Như vậy nọc độc của sứa sẽ được hạn chế bớt.
7. Cháy nắng
Đi biển là cơ hội tốt nhất cho tia cực tím trong ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da và chúng sẽ giết chết những tế bào sống. Trong trường hợp nguy hiểm nhất, nếu tiếp xúc thường xuyên các tia cực tím của mặt trời, có thể gây đột biến gen trong các tế bào da và dẫn đến ung thư da.
Những người khi thơ ấu và vị thành niên tiếp xúc trực tiếp và quá nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da lúc lớn tuổi. Để bảo vệ làn da khi đi biển, nên dùng kem chống nắng và nên ở trong bóng râm, nên có áo khoác lên người khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
8. Vi khuẩn MRSA
MRSA có tên đầy đủ là Methicillin-Resistant Staphylococcus Aureus. Đây là loại siêu vi khuẩn thường ẩn nấp trên các bãi biển, có thể gây tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Loại vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn da ở mức độ nghiêm trọng. Khi đi vào cơ thể, có thể dẫn đến nhiễm trùng xương, phổi và các cơ quan khác gây đe dọa tính mạng người bị nhiễm. MRSA sinh sôi và phát triển trong môi trường nước nhưng đừng nghĩ rằng, nếu ở không trong nước bạn sẽ được an toàn. Bởi vì có những bằng chứng của các nhà khoa học về việc MRSA lan truyền trong cát ở bãi biển. Vì vậy, để thực sự bảo vệ mình, bạn nên tắm trước và sau khi bơi.