==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Màu sắc văn hóa, hành trình vùng đất Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh không chỉ thể hiện ở những tài nguyên thiên nhiên biển đảo sẵn có mà còn được phát huy ở giá trị tinh thần sâu sắc tiêu biểu là lễ hội truyền thống ở Vân Đồn. Lễ hội truyền thống Vân Đồn được tổ chức vào trung tuần tháng 6 âm lịch hàng năm tại địa bàn làng đảo Quan Lạn. Cùng VietSense Travel tìm hiểu xem lễ hội tiêu biểu này có gì ấn tượng nhé!

Tổng quan về lễ hội truyền thống ở Vân Đồn

Những thông tin về sự kiện lễ hội lớn nhất nhì trong năm ở huyện đảo Vân Đồn nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng nhất là những tín đồ đam mê xê dịch và yêu thích khám phá văn hóa, lễ hội đặc sắc mọi vùng miền. Có thể bạn chưa biết, lễ hội Vân Đồn hoàn toàn khác hẳn với những lễ hội mà bạn đã thấy. Lễ hội truyền thống ở Vân Đồn không cầu mưa hay cầu ngư như những cư dân miền biển thường thấy. Không gian lễ hội bao gồm ở phần lễ hay phần hội đều tái hiện rõ nét bối cảnh lịch sử về sự kiện của quân dân thời Trần.

Dưới thời Trần những chiến công lừng lẫy của Phó tướng Trần Khánh Dư ghi dấu sử sách và có ý nghĩa nhất là sự kiện dưới sự chỉ huy của ông đoàn quân nhà Trần đã đánh tan đoàn thuyền lương của triều đình nhà Nguyên vào năm 1228. Địa điểm diễn ra sự kiện tiêu biểu này trên luồng Sông Mang huyện đảo Vân Đồn xưa mà ngày nay chính là Quan Lạn.

Thời gian diễn ra sự kiện lễ hội là từ ngày 10 đến hết ngày 19/6 âm lịch thu hút cư dân trong vùng và Lữ khách từ khắp nơi đổ về tham gia. Tất cả mọi người đều tò mò về quy mô và hoạt động lễ hội có gì đặc sắc. Nếu bạn đang có chung thắc mắc thì đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây nhé!

Giai đoạn diễn ra lễ hội từ ngày 10/6 đến 19/6 âm lịch sẽ lần lượt là phần lễ và phần hội đan xen. Trước lễ hội ban tổ chức gồm chính quyền địa phương cùng những cụ ông, cụ bà cùng nhau họp bàn thống nhất những phương án và chọn ra những thành phần cốt cán của lễ hội. Bắt đầu từ ngày 10/6 (âm lịch) sẽ tiến hành treo cờ thần khóa làng, lúc này trống thu quân được đánh lên ở trung tâm lễ hội. Tiếng trống dõng dạc và ngân vang truyền đi khắp mọi nơi có ý nghĩa to lớn báo hiệu có giặc xâm phạm bờ cõi Tổ quốc. Thời khắc tiếng chuông cũng là ngày khóa làng nên báo cho tất cả mọi người dân ở trên đảo không được đi ra khỏi làng để tránh bị quân địch rình rập.

Cũng vào ngày mùng 10/6 này, những bô lão làm lễ thay áo cho vua Lý Anh Tông- Nhân huệ Vương Trần Khánh Dư- tướng Phạm Công Chính. Đồng thời công bố luật tổ chức lễ hội đến người dân trong làng cùng khách thăm quan gần xa được biết. Người dân sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị nhu yếu phẩm và những đồ dùng cần thiết để sinh hoạt trong vòng 10 ngày, những phương tiện thuyền ghe đều được đậu vào vị trí an toàn đợi đến ngày có thông báo mới.

Tổng quan về lễ hội truyền thống ở Vân Đồn - Ảnh 1

Bước sang ngày 11 và ngày 12 được chia thành hai giáp khác nhau cụ thể là Giáp Đông Nam Văn và Giáp Đoài Bắc Võ. Mỗi giáp có nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức lễ cai đám cho các bé trai độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Nhiệm vụ của mỗi giáp là giết 1 con lợn ngoài 80kg, chuẩn bị một ván xôi nấu chín khoảng 10 đến 15 kg gạo nếp, một con gà trống thiến trên 2kg. Với những gia đình có con trai trong độ tuổi làm cai phải đóng góp số tiền khoảng 10đ (tiền ngày xưa).

Sau khi hoàn tất những thủ tục theo yêu cầu thì ra đình làng làm lễ rồi xin lộc đưa về giáp ăn uống vui vẻ. Với những bé trai được chọn làm cai cũng có quyền ngồi vào mâm ăn uống với các vị cao niên. Mặc dù tục chọn cai và ăn uống này khá linh đình khi mới xuất hiện nhưng từ năm 1960 thế kỷ XX trở lại đây thì việc tổ chức lễ cai đám đã bị loại bỏ hoàn toàn với nguyên nhân là rất tốn kém đặc biệt là những gia đình không có điều kiện. Tuy nhiên thì hiện nay vẫn có thể coi việc cai đám với mục đích điểm danh những trai đinh mới của những dân cư, xóm làng nơi đây.

Kết thúc việc cai đám vào ngày 11 và 12, hai giáp sẽ tiếp tục những công việc chuẩn bị cho ngày 13,14, 15. Đó là hoạt động sắm thuyền có trọng tải nặng từ 5 đến 6 tấn và sửa sang lại con thuyền. Những cột đã cũ được sửa sang thay mới, buồm cũng phải được kiểm tra để đạt tiêu chuẩn ra khơi. Một đội quân chèo và người cầm cờ, cầm lọng trang trọng, người cầm tàn hay đánh trống, pheng la rõ nhịp, dứt khoát, hầu hết những người làm nhiệm vụ này là người có nhiều kinh nghiệm và cao to, mạnh khỏe. Điều quan trọng nhất là mỗi giáp cần họp bàn để có thể chọn ra một đội tướng cầm quân khác nhau. Những vị tướng dung mạo tuấn tú, cao to lực lưỡng. Ngày nay việc chọn tướng đã có sự thay đổi, nếu là trước kia người được chọn làm tướng phải có chức sắc từ phó lý thì ngày nay là nhân vật uy tín với nhân dân, lãng xã, được mọi người tôn trọng và không nhất thiết phải chức cao, vọng trọng.

Lễ hội chuẩn bị bước vào những ngày sôi động và náo nhiệt cả một vùng dân cư thu hút sự quan tâm của đông đảo Lữ khách đến từ khắp nơi trong đó có cả những khách thăm quan nước ngoài đến Việt Nam và tìm hiểu về phong tục tập quán, lễ hội truyền thống ở Vân Đồn đặc sắc nhất. Ngày 16/6 chọn giờ đẹp nhất để hai vị tướng quân hai bên văn võ cùng toàn thể bô lão trong làng tập trung ở đình chuẩn bị lễ rước thần.

Chiếc kiệu rồng trang trọng là tâm điểm của sự chú ý được khênh đi, mang theo đó là những mâm hoa quả, mâm xôi và gà. Hai bên kiệu là hai hàng quân văn quân võ ăn mặc trang phục truyền thống của nhà lính thời Trần. Tiếp nữa là đội quân hùng hậu khiêng theo trống, cồng, pheng la khoảng hơn chục cái nối tiếp nhau. Xếp sau kiệu rồng là các vị bô lão rồi đến những vị phật tử đến từ chùa Ninh Quang, cuối cùng là đoàn người kéo dài trong đó có dân làng già trẻ gái trai, những Lữ khách thập phương.

Năm nào cũng vậy đoàn người theo sau rước kiệu kéo dài cả cây số. Ghi nhận về đoàn rước năm 2008 có khoảng 1000 người, con số này cho thấy quy mô và sức hút của lễ hội truyền thống ở Vân Đồn nói riêng và lễ hội trên cả nước nói chung dành cho một sự kiện lễ hội tiêu biểu lớn nhất trong năm.

Tổng quan về lễ hội truyền thống ở Vân Đồn - Ảnh 2

Tiếp tục phần lễ rước kiệu diễn ra trong không khí trang trọng, kiệu sẽ được đưa đến nghè thờ Trần Khánh Dư. Lúc này các cụ bô lão lần lượt vào lễ thần và xin âm dương đón sắc phong. Hoạt động này diễn ra cùng với chân linh Trần Khánh Dư đưa rước kiệu rồng. Tiếp tục đoàn người lại khênh kiệu trở về đình. Theo quan sát, ngày 16 là một ngày vô cùng trang trọng và có ý nghĩa về mặt tâm linh, người dân địa phương dù trước đây hay bây giờ đều chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất để cúng trời đất, tổ tiên, ông bà cha mẹ đã quá cố, tưởng nhớ về những ơn nghĩa và công lao của các vị tiên nhân.

Nghi thức phần lễ phần hội trang trọng

Bước sang những ngày gần cuối của lễ hội thì phần lễ nghi ít đi và chuẩn bị cho những nghi thức truyền thống. Cụ thể vào ngày 17 hai bên giáp văn và võ dựng doanh trại rộng lớn để quân sĩ tập luyện, những quy định và luật lệ được quán triệt, bộ phận hậu cần chuẩn bị ăn uống. Đến 11 giờ ngày 18/6 âm lịch trước thời điểm quân tướng ra trận thì một bộ phận binh lính sẽ làm nhiệm vụ đưa hai thuyền vào đậu trước cửa miếu đức ông. Đội quân ngay ngắn, uy nghiêm và giữ trật tự.

Lúc này những người dân được phân công sẽ tiến hành vẽ rồng. Đến tối ngày 17/ 6 thì hoàn tất những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho một sân khấu lộng lẫy, những họa tiết trang trí và biểu tượng như cờ xí rợp trời, cồng, pheng la âm vang cả một vùng biển đảo. Vui nhất là phần trình diễn văn nghệ đã được chuẩn bị trước của đội văn nghệ đến từ hai giáp. Hơn hết là mỗi năm đều có một vở kịch ngắn đặc sắc diễn ra trong khoảng 30 phút với hoạt động thường niên là diễn lại cuộc võ công vệ quốc của tướng quân Trần Khánh Dư giết giặc trên luồng Sông Mang lịch sử.

Có thể thấy từ ngày 10/6 đến ngày 17/6 nhân dân cùng khách thăm quan từ khắp nơi đổ về nườm nượp tạo ra bầu không khí nhộn nhịp và sôi nổi tại những đình, miếu, chùa, nghè. Lễ nghi tế hương đăng, cầu đức thánh Trần về dự hội uy nghiêm. Chưa hết vào ban ngày ban tổ chức còn chuẩn bị những trò chơi dân gian như kéo co, đánh vật, bóng đá, bóng chuyền. Những trò chơi này giúp cho bầu không khí náo nhiệt thêm phần tưng bừng và rực rỡ màu sắc, quả là một lễ hội truyền thống ở Vân Đồn xứng đáng để chờ đợi.

Ngày 18/6 âm lịch bắt đầu diễn ra những nghi thức tiếp theo vào hồi 8h sáng. Hai vị tướng văn và tướng võ sẽ dẫn đội quân ra trước miếu Phạm Công Chính. Đội ngũ binh lính chỉnh tề và uy nghiêm lừng lững đi đều vào nhận binh khí, các loại binh khí cũng khá ngẫu nhiên như kiếm, gươm, đao, lọng tàn, dầm chèo. Đồng loạt quân sĩ lúc này đã trút bỏ quần áo dân binh và thay bằng quần áo ra trận. Ban văn quần áo màu xanh lam thắt đai màu đỏ, ban võ quần áo màu đỏ thắt đai màu xanh. Riêng hai vị tướng văn võ sẽ trang bị áo giáp và đội mũ tướng dẫn quân ra trận rồi dẫn quân về doanh trại nghỉ ngơi.

Đội quân văn võ trở về trại thì đội trọng tài cùng ban tổ chức sẽ chuẩn bị cho công việc cắm trại cho đường đua ở dưới biển. Những quy định trong lúc thi đấu được rà soát lại và một bộ phận nhỏ triển khai đi kiểm tra doanh trại cũng như hậu cần của hai giáp. Đúng 14 giờ chiều cùng ngày hai tướng văn võ dẫn quân ra diễu hành trên bộ ba vòng tròn khép kín. Theo nghi thức, khi gặp nhau ở trung tâm trước cửa miếu ông vị tướng quân sẽ hò reo tưng bừng như sấm dậy. Cứ thế khi kết thú 3 vòng tròn bên ngoài thì hai tướng sẽ dẫn quân tiến vào sân miếu tiếp tục lượn tròn ba vòng. Nhiệm vụ của người tướng tài là cần chạy thật nhanh trong sân nhưng không để lạc đường. Theo những cư dân Vân Đồn và lễ hội truyền thống này, văn trong võ ngoài đã được quy định bất di bất dịch hàng ba bốn trăm năm nay. Đó là quy định cũng chính là quy tắc mà tất cả mọi người đều đã thuộc lòng.

Nghi thức phần lễ phần hội trang trọng

Kết thúc ba vòng tròn khép kín tất cả đội quân sẽ tập hợp lại đứng nghiêm trang để ban tổ chức làm việc, ban tổ chức làm việc xong thì hai vị tướng vào lễ thần nhận lệnh ra trận. Tiếp sau đó là một cuộc “hỗn chiến” bắt đầu cho phần thi, sân miếu đức ông người cõng tướng người cầm đao phát đường, dân quân đứng ở xung quanh hò reo cổ vũ nhiệt tình, trống còi, chiêng khua liên tục inh ỏi một vùng dẫn những đội quân xuống thuyền rồi lao vút ra biển. Hai chiếc thuyền chở quân diễu hành trên biển ba vòng khép kín rồi từ từ cập bến để hai tướng đọc lời rao.

Ý nghĩa sâu sắc lễ hội truyền thống ở Vân Đồn

Ý nghĩa của những lời rao này mang nội dung cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì cho cuộc sống bình yên của cư dân trong làng, cho dân khang quốc thịnh, bên cạnh đó với lời rao hùng hồn thể hiện tinh thần quyết tâm bảo vệ bờ cõi non sông không để kẻ thù xâm lược. Những người già làng còn hay nói rằng lời rao này không khác gì lời hịch lời cáo mà tất cả mọi người có thể hiểu và rút ra ý nghĩa, bài học. Chỉ cần nghe thôi cũng nổi da gà với lời văn đanh thép, hùng hồn và uy nghi, dũng mãnh làm cho quân địch khiếp sợ.

Ngay khi bài rao vừa dứt thì hai mũi thuyền rồng sẽ quay nhanh về tiêu điểm xuất phát và chuẩn bị cho một cuộc đua. Tiếng còi bắt đầu, cuộc thi với hai đội thuyền hùng hậu lao nhanh vun vút lên phía trước, thông thường cuộc đua thuyền lễ hội truyền thống ở Vân Đồn diễn ra trong vòng 13 phút và đội thắng hay thua đều phải dẫn quân về tập trung trước của miếu làm nghi thức trả kiếm, dẫn quân về trại và hai bên tổ chức ăn uống vui vẻ.

Ngày cuối cùng diễn ra lễ hội 8h30 phút ngày 19/6. Hai vị tướng dẫn đội quân của mình ra ngoài sân đình cùng với ban tổ chức, những bô lão kỳ cựu cùng toàn thể nhân dân tiến hành làm lễ cầu bình an, mọi người mang theo thuyền chiến làm bằng giấy ngũ sắc, vàng bạc, hương vàng ra mép nước đốt. Mọi người sẽ vãi gạo, vãi muối và thì thầm khấn vái rồi đưa sắc phong và chân linh Trần Khánh Dư cùng kiệu trang hoàng về nghè. Nghi thức cuối cùng này được gọi là xa giá hoàn cung cũng là cách thông báo đã kết thúc ngày hội làng.

Nói qua một chút về lễ hội chèo thuyền tại vùng đất Quan Lạn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Đây là nghi thức đã có từ rất lâu đời và ăn sâu vào tiềm thức của những cư dân vùng biển đảo, từ lớn đến bé, già trẻ gái trai đều dành sự quan tâm đặc biệt và tỏ lòng trân trọng, biết ơn đến những truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc. Kể từ khi được tổ chức đến nay, lễ hội truyền thống ở Vân Đồn thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng đặc biệt là những tín đồ trải nghiệm đam mê khám phá và yêu thích văn hóa lịch sử dân tộc.

Những giá trị quan trọng được thể hiện qua lễ hội truyền thống ở Vân Đồn thông lệ mỗi năm một lần ở làng đảo Quan Lạn vô cùng lớn. Đó là ý nghĩa và sức ảnh hưởng về nhiều mặt như văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và văn hóa xã hội truyền thống. Cùng với những quần thể di tích lịch sử có ý nghĩa khác nhau những danh thắng tiêu biểu điển hình như Thương Cảng cổ Vân Đồn - trước đây chính là trung tâm buôn bán thịnh vượng liên tiếp qua nhiều thế kỷ thuộc khu vực Cái Làng xã Quan Lạn ngày nay. Đây thực sự là một di sản văn hóa điển hình cần được bảo tồn và phát huy.

Hiện nay chính quyền địa phương ra sức bảo tồn và tiếp nối, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, cách mạng tiêu biểu của lễ hội truyền thống ở Vân Đồn. Những ngày sắp diễn ra lễ hội dân làng tụ họp mỗi người một việc chuẩn bị tất bật cho sự kiện lớn nhất trong năm. Nếu đến Vân Đồn chương trình tháng 6, bạn nhất định đừng bỏ qua cơ hội tham dự lễ hội truyền thống tiêu biểu này nhé! Liên hệ với VietSense Travel nếu bạn đang cần sự hỗ trợ cho một chuyến đi Quảng Ninh trọn vẹn  bạn nhé!

Lễ hội truyền thống ở Vân Đồn đặc sắc nhất

Lễ hội truyền thống ở Vân Đồn đặc sắc nhất
14 1 15 29 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==