Phú Quốc có một nền tảng giá trị văn hóa dân gian lâu đời thông qua các lễ hội truyền thống được tổ chức định kỳ với niềm tin tín ngưỡng tuyệt đối. Đây là một trong những vẻ đẹp đặc sắc của đảo ngọc Phú Quốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những lễ hội dân gian truyền thống khi tham gia Chương trình phu quoc.
1. Lễ Hội Nguyễn Trung Trực
Lễ hội Nguyễn Trung trực Đây là lễ hội được tổ chức thường năm bắt đầu từ năm 1996 trở lại đây kể từ khi đền thờ Nguyễn Trung Trực được xây dựng trên địa bàn xã.
Lễ hội có một vị trí, vai trò đặc biệt trong đời sống của nhân dân địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tôn vinh và ghi nhận công lao của bậc tiền nhân đã hy sinh vì sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ sự trường tồn cho non sông đất nước. Việc tổ chức lễ hội cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục truyền thống Cách mạng cho thế hệ hiện tại và mai sau…
Bắt đầu từ ngày 27/8 âm lịch nhằm ngày 3/10 đã có đông đảo bà con từ khắp nơi kể cả khách chương trình đã đến đền thần thờ cụ Nguyễn ở xã Gành Dầu, cách trung tâm huyện đảo PQ gần 40 km để dự lễ hội.
Lễ hội được xã Gành Dầu và Ban tưởng niệm đền thần Nguyễn Trung trực tổ chức khá chu đáo.
Phần lễ được tổ chức trang nghiêm đảm bảo đúng nghi lễ truyền thống của dân tộc. Riêng phần hội , chủ yếu tổ chức các chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian sân khấu hóa ngoài trời nhằm tái hiện lại lịch sử, hình tượng AHDT Nguyễn Trung Trực. Qua các vở diễn, kết hợp với tổ chức các trò chơi dân gian để phục vụ bà con nhân dân trong và ngoài xã cùng tham gia các hoai động giao lưu, tăng cường tình đoàn kết, gắn bó của các dân tộc trong cộng đồng, đảm bảo nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Lễ Hội Dinh Bà Ông Lang
Dinh Bà Ông Lang Phú Quốc nằm cách trung tâm thị trấn Dương Đông 7km, từ mặt lộ đến Dinh Bà khoảng 1km.
Dinh Bà Ông Lang tọa lạc tại ấp Ông Lang – xã Cửa Dương – huyện Phú Quốc Từ Dinh Bà nhìn ra xa sau hàng dương xanh là biển xanh ngắt, bãi cát trắng mịn.
khách thăm quan đến lễ hội Dinh Bà vào những ngày gần đây ngày càng đông, người dân huyện đảo Phú Quốc náo nức chuẩn bị cho lễ hội Dinh Bà Ông Lang.
Theo người dân trên đảo kể lại: Dinh Bà Ông Lang là sự tín gưỡng của bà con nhân dân trên đảo về Bà Kim Giao (vợ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực), Bà sẽ phù độ mang lại sức khỏe, an lành, hạnh phúc và ấm no cho nhân dân trên đảo.
Hàng năm cứ vào ngày 18, 19 tháng giêng âm lịch mọi người điều đổ sô về đây thấp hương, hành lễ cầu mong mọi điều tốt lành mưa thuận gió hào, làm ăn được mùa, một số người thì hành hương xin lọc về để làm ăn (theo sự tín gưỡng của nhân dân, bà con đến đây vay cái lọc của Dinh về làm ăn sẽ được may máy, phát đạt) và các cập đôi trai gái đến đây hành hương cầu mong sống chọn đời bên nhau.
Người dân đến đây thấp hương hành lễ được thưởng thức các món ăn chay và mặn của Dinh, còn được tham quang, vui chơi, thưởng thức các món ăn dân giang, đặc sản của huyện Đảo Phú Quốc. Mọi công việc chuẩn bị ở đây hầu như đã hoàn tất như: khu hành hương, vui chơi, ăn uống, bãi đậu xe, an ninh trật tự……mọi thứ đã sẵn sàng chào đón các bà con trên đảo và các Lữ khách đến tham quan hành hương!!!
Hãy đến với Dinh Bà Ông Lang Phú Quốc vào ngày 18, 19 tháng giêng năm nhâm thìn này để biết thêm những gì bạn chưa được biết về hòn đảo Phú Quốc này.
3. Lễ Hội Nghinh Ông
Lễ hội Nghinh Ông Ðây là một lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức nhằm tôn vinh “Ðức ngài Cá Ông”, còn gọi là Nam Hải Tướng quân, thu hút đông đảo người dân đến dự hội. Lễ hội nghinh Ông là tục thờ cá “Ông” phổ biến từ Quảng Bình trở vào Nam (gồm cả Phú Quốc), là một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân. Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng, gió hoà, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt an khang
Lịch sử: Lễ hội nghinh Ông là lễ cúng cá voi gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc.
Lễ hội nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", lễ nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương, lễ hội nghinh Ông diễn ra vào một thời điểm khác nhau.
Phần lễ: Thông thường lễ hội nghinh Ông có lễ rước và lễ tế truyền thống.
Lễ rước kiệu: Của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thuỷ tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thuỷ tướng (nếu có ở địa phương đó). Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng.
Lễ tế: Diễn ra trang trọng sau lễ rước với nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thuỷ tướng.
Phần hội: Trước thời điểm lễ hội, đã có hàng trăm chiếc tàu đánh cá của ngư dân được trang trí cờ hoa neo đậu dưới bến sông. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng.
Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời thỉnh lẫn nhau, kể cả khách từ nơi xa đến cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.