Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam được mệnh danh là đảo ngọc. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, Phú Quốc còn có nhiều đặc sản độc đáo, những món ăn ngon khiến cho khách thăm quan đã đến đây một lần là nhớ mãi. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn tổng hợp những đặc sản trên đảo ngọc Phú Quốc:
1. Tiết Canh Cua Phú Quốc
Tham gia Hành trình phú quốc để thưởng thức món tiết canh cua Nghe tên lạ quá phải không . Ừ lạ thiệt . Nhưng nó là món đặc sản của người dân miền biển.Tiết canh cua ra đời từ đâu ? Ai là đầu bếp đầu tiên chế biến nên món ăn có hương vị rất riêng của miền đất cuối trời này ? Có lão ngư miệt biển kể lại rằng : Xưa kia, trong những chuyến đi biển dài ngày, khi nước uống trên thuyền cạn, không kịp trở về hoặc ghé đảo Hòn Khoai để lấy nước ngọt, người đi biển thường bẻ càng cua, hứng lấy chất dịch bên trong để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn nước biển, lại không tanh. Sau này, có người khéo chế biến thành món ăn trong hành trình tìm món lạ đã nhớ đến chất dịch này trong cơ thể cua, và món tiết canh cua ra đời từ đó. Đúng hay sai ? Ta không quan tâm, mà chỉ biết trên thực đơn miền cuối đất đã có món tiết canh cua cùng với hành trình mở đất trên xứ này.
Cua dùng làm tiết canh nhất thiết phải là cua biển, và nên lựa những con có gạch thì đĩa tiết canh cua mới ngon ngọt và đầy đủ chất bổ khi ăn.Để có đủ tiết làm được một đĩa tiết canh cua loại thường, người ta phải cần từ ba đến bốn con cua loại lớn, mỗi con chừng bảy tám trăm gam đến một ký. Nhưng chưa hết, vì tiết cua không thể hãm được như tiết canh vịt, tiết canh heo nên người ta phải chuẩn bị trước phần nguyên liệu từ một con cua khác. Cua được luộc sơ, khi luộc cho vào một chút rượu đế… để cho thơm thịt cua. Khi cua chín, gỡ lấy từng miếng nạc cua, cho vào đĩa để nguội, rồi trộn với gia vị cho đậm đà; trộn thêm ít ngò gai, tía tô, rau húng xắt nhuyễn và phải có một ít lá quế để giảm bớt vị nồng của cua.
Kế đến mới thực hiện giai đoạn quan trọng nhất là cắt tiết cua. Cua còn sống, rửa thật sạch, sau đó dùng dây buộc thật chặt bốn chiếc ngoe lại thành một chụm. Dùng kéo bén cắt thật ngọt một lượt. Tiết cua màu trắng từ những chiếc chân còn ngo ngoe chảy thẳng xuống đĩa thịt cua đã được bày biện sẵn, ban đầu thành vòi nhỏ, sau cứ ri rỉ cho đến hết. Xong phần chân bên này lại cắt tiếp phần chân bên kia. Ở những con cua có gạch thì ta lấy phần gạch có ở mu cua cho vào đĩa tiếp theo sau phần lấy tiết cua. Phần tiết cua luôn có lẫn nước, khi tiết đã đông, phần nước nổi lên mặt, phải khéo léo dùng muỗng hớt ra cho thật khô, rồi mới rắc lên ngò rí, đậu phộng rang giã nhỏ.
Tiết cua đông lại trông như rau câu. Tiết canh cua ăn là lạ, phần thịt cua mềm lẫn với tiết cua, thêm vào đó vị ngọt béo của gạch cua cho ta một hỗn hợp: mằn mặn, ngòn ngọt khiến dễ hình dung đến những lần trên bãi biển ta ăn cua luộc mà miệng và tay còn dính nước biển. Tiết canh cua cũng được ăn chung với bánh tráng như các loại tiết canh khác, nhưng phần rau thì ngoài mùi tàu, không thể thiếu rau dấp cá và có khi cũng ăn chung với khế chua, chuối chát cũng rất hợp và ngon. Và nhất là, không thể không nhắc đến món tiết canh cua trên mỗi bàn nhậu của cư dân miệt biển sành ăn.
2. Nước Mắm Phú Quốc
Nước mắm Phú Quốcđược làm bằng cá cơm tươi bắt quanh đảo Phú Quốc. Cá cơm có từ đầu năm đến cuối năm nhưng nhiều nhất và tốt nhất từ tháng 7-8 đến tháng 12. Cá cơm có đến hơn chục loại, nhưng phải làm cá cơm sọc tiêu, cá cơm than và cá cơm đỏ thì nước mắm mới tốt có màu cánh gián đậm, thơm ngon tinh khiết. khách thăm quan có thể tham quan các “nhà Thùng” … Có thể nói rượu Cô-nhắc có ý nghĩa thế nào với nước Pháp thì nước mắm Phú Quốc cũng có ý nghĩa như thế đối với Việt Nam.
Nước mắm Phú Quốc không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng trên khắp thế giới. Nước mắm Phú Quốc có truyền thống trên 200 năm và được sản xuất từ nguyên liệu chính là cá cơm tươi đánh bắt quanh đảo Phú Quốc.
Cá cơm có từ đầu năm đến cuối năm nhưng nhiều nhất và tốt nhất từ tháng 7-8 đến tháng 12. Cá cơm có đến hơn chục loại, nhưng phải làm cá cơm Sọc tiêu, cá cơm Than và cá cơm Đỏ thì nước mắm mới tốt có màu cánh gián đậm, thơm ngon tinh khiết. Đây là loại chất liệu giàu protein thiết yếu đối với mọi bếp ăn từ thấp đến cao cấp, từ nhà hàng đến các hộ gia đình. Nước mắm là bạn đồng hành của nhiều đĩa thức ăn trên bàn, qua các hình thức pha chế khác nhau.
Lữ khách có thể tham quan cách chế biến món đặc sản quê hương này ngay tại các “nhà Thùng” . Tại các nhà Thùng sản xuất nước mắm nổi tiếng tại Phú Quốc, khách thăm quan có thể ghé tham quan và mua về làm quà cho người thân, bạn bè sau chuyến đi Phú Quốc.
3. Ốc Hương Phú Quốc
Phú Quốc từng được mệnh danh là “đảo ngọc đất phương Nam”, nơi có biển sạch và giàu tiềm năng hải sản với hơn 1.000 loài, đặc biệt là các loài nhuyễn thể. Trong đó ốc hương được coi là đặc sản quý đang được bà con ngư dân khai thác và nuôi trồng để xuất khẩu. Con ốc hương không những quyến rũ với mùi thơm tự nhiên mà còn khiến bao người phải ngất ngây nhờ thịt ngọt.
Theo đánh giá của các tay mộ điệu ẩm thực, ốc hương là “cao thủ trong các loại ốc biển" và là món ăn phổ biến trong các nhà hàng.
Nhiều loại ốc khi luộc, mặc dù cho thêm sả, gừng nhưng cũng không loại hết mùi tanh của ốc. Chỉ riêng ốc hương dù luộc mộc, mùi ốc vẫn tỏa hương, ngan ngát như mùi lá dứa, khêu gợi khứu giác thực khách.
Có nhiều cách chế biến ốc hương khác nhau tùy theo bàn tay tài hoa của mỗi người. Có người thích luộc, có người thích nướng, hấp, tẩm bột chiên giòn, lại có người thích làm gỏi hoặc sốt me chua cay.
Dân sành điệu ở miền Trung sau khi luộc sôi ốc vài dạo thì vớt ra nhúng vào nước lạnh cho thịt mềm và giòn. Tại Phú Quốc, nhiều Lữ khách thích món nướng và luộc chấm muối ớt, muối tiêu chanh, hoặc tương ớt.
Hấp dẫn nhất là khi nướng gần chín, ta cho chút mỡ hành hoặc dầu ăn vào miệng ốc hương rồi tiếp tục nướng. Nhờ thế thịt ốc sẽ trở nên vàng ruộm và bốc mùi thơm nức, khiến mọi người khó cưỡng lại được sự thèm thuồng.
Khi ăn, ta nhẹ tay "lôi” nguyên con ốc ra, cho vào miệng nhẩn nha nghe giòn giòn, sần sật, đậm đà, tha hồ mà tận hưởng mùi thơm ngon của thịt cùng với vị bùi bùi của gan ốc thật tuyệt. Nếu có thêm một ly rượu nồng để "dẫn mồi" thì nhất định quên cả lối về.
Nhiều người quả quyết ốc hương hơn hẳn các loài ốc khác ở chỗ vừa thơm ngon, vừa hiền, hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi ăn, thực khách nên chọn những con nhỏ, thịt sẽ ngọt bùi và mềm hơn con lớn. Ốc hương nấu me cũng là món ngon không nên bỏ qua. Nhẩn nha từng miếng ốc thơm ngọt, chua chua, cay cay, bảo đảm ngon nhức răng. Để chắc bụng, bạn nhón thêm mấy miếng bánh mì chấm vào nước xốt ốc chua cay, càng khoái khẩu.
4. Rượu Sim Phú Quốc
Rượu sim là một loại rượu đặc sản củaPhú Quốc. Mặc dù cây sim có ở nhiều nơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Cây sim có 2 loại, đó là Hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là Hồng sim.
Trái sim nguyên liệu đưa về rửa sạch, chọn quả chín mọng xay nhuyễn và ủ lên men với đường cát theo một tỷ lệ nhất định (còn được giữ bí mật để cho ra được sản phẩm tốt) trong môi trường hiếm khí từ 40 đến 45 ngày. Sau khi sản phẩm lên men hoàn chỉnh ta sẽ được một loại rượu màu hồng, uống có vị cay chua ngọt như rượu vang nho với nồng độ khoảng 11,5%.
Xin lưu ý những loại rượu sau không được coi là rượu sim: gồm sim tươi ngâm trực tiếp với rượu, cây sim (thân, rễ lá) ngâm rượu vì rượu sim truyền thống là loại rượu lên men tự nhiên từ trái sim.
Sim được xem như một vị thuốc có nhiều tác dụng tốt, đặc biệt trái sim có thể trị bệnh nhức mỏi hiệu quả. Rượu vang sim Phú Quốc được coi là một loại dược tửu, được chế biến từ trái sim tím theo phương thức cổ truyền, có tác dụng dễ tiêu hoá và tăng cường sinh lực.
Rượu được đóng gói với chai 650ml bao bì đẹp và an toàn. khách thăm quan có thể mua rượu sim làm quà tại :
- Rượu vang sim Bảy Gáo : Nghệ nhân đầu tiên sản xuất rượu sim.