==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

không những Quý khách được tắm ở những bãi biển sạch và đẹp, được chiêm ngưỡng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời mà còn được thưởng thức các món ăn hải sản đặc trưng của Cát Bà. Phần 3 của bài viết, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những món ăn đặc sản hấp dẫn của biển Cát Bà: bề bề rang muối, ghẹ biển, cua bể, nước mắm Cát Hải.

 

 

không những Quý khách được tắm ở những bãi biển sạch và đẹp, được chiêm ngưỡng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời mà còn được thưởng thức các món ăn hải sản đặc trưng của Cát Bà. Phần 3 của bài viết, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những món ăn đặc sản hấp dẫn của biển Cát Bà: bề bề rang muối, ghẹ biển, cua bể, nước mắm Cát Hải.

 

 

1. Bề Bề Rang Muối

Bề Bề là món hải sản khá đặc trưng tại Cát Bà. Tại đây có nhiều nhà hàng chế biến được món ăn từ bề bề, bề bề được các đầu bếp tài hoa ở đây chế biến theo kiểu riêng biệt đan xen nghệ thuật. Đó là món bề bề rang muối. Bề bề tại Cát Bà có khá nhiều, đặc trưng của những con bề bề ở đây là to, mẩy và bóng, do đó món ăn từ bề bề bao giờ cũng hấp dẫn. Để có được món ăn độc đáo này, người chế biến phải chọn lựa bề bề cẩn thận và đặc biệt, phải còn sống, để khi chế biến xong, thịt còn nguyên, không dập, vỡ và tạo nên hương thơm đặc trưng.

Con bề bề còn có tên là tôm tít, tôm mũ ni, con vỗ. Loại tôm này dai, chắc thịt và rất ngọt, nướng, hấp, rang muối, rang me đều hấp dẫn. Gần giống con tôm nhưng bề bề nhiều chân hơn. Trước kia ít người chú ý đến loại bề bề này nhưng nhờ khách thăm quan mà nó đã trở thành món ăn được ưa chuộng với giá đắt đỏ.

 

Những Món Ngón Khó Cưỡng Khi đi thăm quan Cát Bà (P3) - Ảnh 1

 

Là món rang muối nhưng chao dầu (hoặc mỡ) để tạo vị ngậy món ăn này không thể thiếu, do đó khi nhìn thấy đĩa bề bề rang muối, những người lần đầu thưởng thức sẽ cảm nhận như mình đang được ăn món rán. Món ăn này chế biến khá cầu kỳ bao gồm các loại gia vị như: sả, dầu, muối, tiêu… song để cho món ăn này đạt đến độ thơm ngon thì phải có nghệ thuật dùng lửa nên không phải bếp nào cũng có thể rang được bề bề. Khi rang chín, bề bề phải đạt độ thơm, dai và ngậy.

 

Những Món Ngón Khó Cưỡng Khi đi thăm quan Cát Bà (P3) - Ảnh 2

 

Khi người phục vụ mang đĩa bề bề óng ánh béo ngậy, thơm phức, ai cũng muốn thưởng thức ngay.

2. Nước Mắm Cát Hải

Trong những mâm cơm tràn đầy sản vật hấp dẫn và đắt tiền của mỗi gia đình, có một loại nước chấm truyền thống không thể vắng mặt đó là bát nước mắm mang hương vị mặn mòi của biển. Một sản phẩm tuy đơn giản, rẻ tiền nhưng lại là thứ không thể thiếu bởi nước mắm làm tăng thêm hương vị của mỗi món ăn. Bước chân lên đảo Cát Hải, thứ mà bạn cảm nhận đầu tiên là mùi hương mằn mặn, thơm thơm nồng ấm. Đó chính là mùi nước mắm từ các xưởng sản xuất lan toả khắp trên đảo. Đó cũng là mùi vị đặc trưng riêng của hòn đảo nhỏ này.

Từ xa xưa nước mắm Vạn Vân hay nước mắm Cát Hải đã từng nổi tiếng bởi một chất lượng và hương thơm hiếm có với độ đạm từ 15 đến 40. Mắm Cát Hải khác với các loại mắm khác bởi hương thơm, vị đượm và giàu dinh dưỡng. Người xưa có câu: “Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét”.

 

Những Món Ngón Khó Cưỡng Khi đi thăm quan Cát Bà (P3) - Ảnh 3

 

Nước mắm Cát Hải được sản xuất trên công nghệ truyền thống với một bí quyết riêng của người dân quê biển đã trở thành sản phẩm có một không hai trên thị trường địa phương. Đối với người dân huyện đảo Cát Hải thì nước mắm Cát Hải là thứ không thể thiếu trong bữa cơm của mỗi gia đình. Với họ, không có một thứ nước chấm nào có thể thay thế nó trong mỗi bữa cơm. Dù xa quê hương nhưng hương vị của nước mắm Cát Hải không thể quên được.

 

Phương pháp làm mắm Cát Hải, mà quyết định chất lượng là công đoạn chế biến chượp chủ yếu là thủ công. Nguyên liệu là các loài cá biển như cá Nhâm, cá Nục, cá Quẩn, cá Mực, cá Cơm. Trong đó chủ yếu vẫn là cá Nhâm vì đây là loại cá có rất nhiều ở vùng biển Cát Hải – Long Châu, lại là loại cá khi sử dụng làm mắm có mùi thơm đặc biệt. Cá được vệ sinh sạch sẽ, sau đó đem trộn với muối và đưa vào các chum sành hoặc bể để ủ tạo hương (gọi là chượp). Đối với mắm Cát Hải thì điều quan trọng không thể thiếu là đem chượp phơi nắng, thỉnh thoảng phải đánh đảo đều cho ngấu. Chượp ủ và phơi nắng đủ từ 12 tháng đến 24 tháng cho cá tự chín. Khi đó chượp hết mùi tanh của cá, chuyển sang mùi thơm đặc trưng, nước chuyển màu vàng nhạt đến cánh gián là được thì mới đưa vào lọc thành nước mắm. 

 

Những Món Ngón Khó Cưỡng Khi đi thăm quan Cát Bà (P3) - Ảnh 4

 

Và một yếu tố quan trọng nữa làm nên hương vị đặc trưng của nước mắm Cát Hải là điều kiện tự nhiên sẵn có của vùng biển đảo này như nắng, gió, nguồn nước và môi trường phù hợp tác động vào quá trình phát triển của vi sinh phân giải cá thành nước mắm. Đặc biệt là nước mắm Cát Hải là sản phẩm sạch bởi những người làm ra nó luôn tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, không sử dụng bất cứ một loại hoá chất nào để tạo hương, tạo mùi hay tạo màu, tất cả những thứ đó đều có được từ cá và muối. Chính điều đó cũng là yếu tố quan trọng để nước mắm Cát Hải bảo quản được dài thời gian mà không giảm chất lượng và mùi vị.

 

Những Món Ngón Khó Cưỡng Khi đi thăm quan Cát Bà (P3) - Ảnh 5

 

Hiện nay nước mắm Cát Hải đã được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Tại Việt Nam nước mắm Cát Hải đã có mặt ở 24 tỉnh thành phố phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh với  hơn 700 đại lý và điểm bán hàng lớn nhỏ. Không chỉ ở thị trường trong nước, nước mắm Cát Hải còn có mặt tại nhiều nước như Trung Quốc, Đông Âu, Phi lip pin, Lào...

3. Cua Bể

Cua biển hay Cua bể là tên gọi chỉ chung cho tất cả các loài cua sống ở môi trường biển hoặc các vùng, vịnh ven biển. Tên tiếng Việt gọi là còn gọi là cua sú, cua xanh, cua bùn... Cua biển có nhiều loại: cua gạch, cua thịt, cua nước để bạn lựa chọn theo sở thích hay theo yêu cầu chế biến của món ăn. Cua gạch và cua thịt đều ngon và rất bổ dưỡng. Tham gia chuyến trải nghiệm Cát Bà, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ cua biển.

Những Món Ngón Khó Cưỡng Khi đi thăm quan Cát Bà (P3) - Ảnh 6

 

Cua biển là một trong những hải sản có giá trị cao trong thực phẩm và y học. Với hàm lượng và thành phần dinh dưỡng rất phong phú, lượng protein của cua biển cao hơn nhiều so với thịt heo hay cá. Ngoài ra, canxi, phospho, sắt và các vitamin A, B1, B2, C… cũng ở mức cao. Cua biển còn chứa một lượng lớn calcium, magnesium và axit béo omega-3 rất tốt cho tim mạch. Ít người biết rằng, các món ăn từ cua bể là liều tăng lực rất tốt, giúp quý ông duy trì phong độ và không gây tác dụng phụ.

 

Cách chọn cua biển ngon

 

- Khi chọn cua, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.

 

- Không nên chọn cua nhìn que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.

 

- Bạn nên chọn con thật tươi, nhìn yến vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên. Nếu cua còn tươi bạn có thể bảo quản được vài ngày và có thể mang đi được xa.

 

- Khi làm cua, để tránh cua tanh bạn nên xào trước gạch.

 

Một số món ăn từ cua biển

 

Cua rang me: me chín 100g, cua 10 con, bột năng (bột đao) 20g, gia vị, tiêu hạt, tỏi, rau thơm đủ dùng. Cua làm sạch, để ráo nước ướp gia vị, hạt tiêu, tỏi băm nhỏ khoảng 30 phút rồi rán chín. Me cho nước vào bỏ hột gạn lấy khoảng nửa bát nước (bát ăn cơm), pha cùng với bột năng đã hòa với nước lạnh, nêm chua ngọt, sau đó đổ hỗn hợp nước trên vào cua đã rang chín, đun nóng lên là dùng được.

 

Cua nướng: thịt cua 200g, thịt lợn nạc 100g, trứng gà (vịt) 2 quả, mỡ lợn, hành, gia vị đủ dùng. Xay nhuyễn thịt cua cùng với thịt nạc sau đó trộn với trứng, hành, gia vị rồi đem nướng khoảng 20 phút là chín. Món này ăn cùng rau sống sẽ ngon hơn.

 

Súp cua ngô non: thịt cua 200g, ngô non tươi 100g, xương lợn 500g, hành tây, gia vị nước đủ dùng.  Hầm xương lợn khoảng 1 giờ trên bếp, vặn nhỏ lửa, hớt bọt. Sau đó hòa bột năng vào thành nước sền sệt rồi cho thịt cua, ngô non đã bào nhỏ vào đun đến khi ngô  chín, nêm gia vị vào là dùng được.

 

Cua xào miến: miến 300g, thịt cua 300g, tôm tươi 300g, hạt tiêu, gia vị, hành, tỏi đủ dùng. Miến ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Vớt ra để ráo nước. Tôm hấp hoặc rang chín, bóc vỏ. Cách làm: cho chảo nóng, đổ dầu phi thơm tỏi rồi cho cả tôm, cua vào xào chín tới, nhắc xuống. Miến xào chín, đổ các thứ trên vào trộn đều, ăn khi còn nóng.

4. Ghẹ Biển

Ghẹ tương tự như cua biển, nhưng “thon thả” hơn, vỏ mềm hơn. Ghẹ có nhiều loại như ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh… nhưng ghẹ ngon, nhiều thịt và bổ dưỡng nhất vẫn là ghẹ xanh. Ghẹ được chế biến thành nhiều món ăn ngon, từ bữa cơm gia đình, đến các khách sạn nhiều “sao”. Đã ăn ghẹ một lần, thì khó mà quên được.

 

Những Món Ngón Khó Cưỡng Khi đi thăm quan Cát Bà (P3) - Ảnh 7

 

Có hai loại ghẹ chính là ghẹ hoa và ghẹ xanh. Ghẹ hoa, mai màu nâu tươi, có hoa văn nhiều màu sặc sỡ, rất đẹp, càng và ngoe trắng hồng. Ghẹ xanh, mai và càng đều xanh lơ, lốm đốm trắng. Loại ghẹ nào bụng cũng trắng tinh và ngoe thon, dài. Ghẹ phải chọn những con thật chắc, to bằng bàn tay người lớn, bấm vào yếm không lún.

 

Thịt ghẹ ngon, mát, bổ, chỉ xếp sau cua biển. Nếu cua biển mà mua phải cua nước, thì ăn ghẹ còn ngon hơn. Hai món thông dụng nhất được mọi người chế biến là ghẹ hấp và ghẹ nướng. Ghẹ hấp được nhiều người ưa thích hơn cả. Ghẹ mua về, rửa sạch, cho vào nồi hấp với bia và củ sả đập nhỏ cho dậy mùi. Khi ghẹ chín tới, đặt vào mỗi đĩa một con. Con ghẹ nằm sấp với chiếc mai đỏ au, bên cạnh là chiếc đĩa nhỏ xíu có tương ớt đỏ hồng, hoặc đĩa muối súp vắt chanh, thêm vài lát ớt tươi, cùng với đĩa rau thơm xanh rờn, màu sắc tươi tắn quyện với hương vị thơm ngậy của thịt ghẹ và mùi bia, thật gợi cảm và hấp dẫn thực khách.

 

Những Món Ngón Khó Cưỡng Khi đi thăm quan Cát Bà (P3) - Ảnh 8

 

Riêng với món ghẹ nướng, hương thơm của món ăn lan tỏa khi nướng chín trên bếp than hồng thật sự hấp dẫn và kích thích người ăn. Ghẹ được xếp ngay ngắn trên vỉ nướng, thường xuyên lật trở vỉ nướng để ghẹ không bị cháy. Khi thấy mai ghẹ chuyển sang màu cam, tỏa hương thơm quyến rũ là ghẹ đã chín. Ghẹ xanh nướng chấm tương ớt rất ngon và lạ miệng. Thịt ghẹ sau khi nướng nóng hổi, trắng phau, vị thơm, ngọt hòa cùng vị cay nhẹ của tương ớt làm cho món ăn trở nên đậm đà, ngon miệng.

 

Cách chọn ghẹ ngon

 

- Không nên chọn con quá lớn, con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn.

- Chọn những con thật chắc, bằng bàn tay người lớn, bấm vào yếm không lún.

- Nếu bạn thích ăn ghẹ thịt thì chọn con đực, bạn bấm tay vào sát phần yếm (phía dưới ức, gần chân mái chèo), nếu không lõm thì đó là cua ghẹ chắc thịt.

- Nếu thích ăn ghẹ có gạch thì chọn con cái. Những con này có màu hơi ngả vàng, các chân của chúng bóp rất chắc chứ không mềm hoặc hơi lõm. 

- Ghẹ đực thì yếm (vùng tam giác phía dưới bụng) nhỏ, ghẹ cái thì yếm to.

Những Món Ngón Khó Cưỡng Khi đi khám phá Cát Bà (P3),nhung mon ngon kho cuong khi di hành trình cat ba p3

Những Món Ngón Khó Cưỡng Khi đi khám phá Cát Bà (P3),nhung mon ngon kho cuong khi di hành trình cat ba p3
14 1 15 29 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==