==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tham gia Chương trình Cửa Lò, khách thăm quan không thể bỏ qua việc thưởng thức các món ẩm thực mang hương sắc vùng biển Miền Trung này. Bên cạnh những món ăn hải sản, Cửa Lò còn có nhiều món ăn truyền thống đặc trưng cho đời sống văn hóa người dân nơi đây. Phần 2 của bài viết, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những đặc sản Cửa Lò hấp dẫn.

1. Cháo Nghêu Cửa Lò

Món ngao nấu canh được khá nhiều người biết đến nhưng với cách nấu tại vùng biển Cửa Lò thì thật sự khác biệt. Từ nguyên liệu, gia vị cho đến cách chế biến đều đem đến cho người thưởng thức những cảm nhận mới lạ. Có lẽ, chính những đặc trưng ẩm thực vùng miền đã khiến bát canh ngao trở nên ấn tượng với khách thăm quan gần xa. Trong cảm nhận chung của Lữ khách , bát canh ngao bình dị ăn kèm cà muối như xua đi cái nắng gắt gao của miền Trung đồng thời khiến chuyến đi thêm phần thú vị.

Thông thường người Hà Nội nấu canh ngao, hến bao giờ cũng luộc sơ, tách bỏ vỏ chỉ lấy phần thịt nấu canh. Canh ngao Cửa Lò khiến khách thăm quan tròn mắt ngạc nhiên khi bắt gặp những con ngao còn nằm nguyên trong vỏ. Thú vị nhất là việc vừa xì xụp húp canh vừa đưa tay nhặt ngao, nhẩn nha tận hưởng phần thịt ngao tươi, ngọt, dai dai còn nguyên vị biển.

hành trình Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2) - Ảnh 1

Gia vị cho món canh ngao tại đây cũng thật khác biệt. Thông thường bát canh ngao chua của người Hà Nội dùng me, thêm chút hành hoa thì bát canh ngao Cửa Lò lại xuất hiện rất nhiều gia vị mới lạ. Vị chua được tạo ra bởi quả chay phơi khô. Người dân ở đây không dùng hành lá nấu canh mà thay vào đó là lá lốt, lá dấp cá. Chính vì vậy, nếu là người khảnh ăn Lữ khách sẽ khó mà thích nghi với hương vị đặc biệt của bát canh. Ấn tượng nhất có lẽ là vị chát được tạo bởi đôi ba quả sung. Chính vị chát nhẹ dịu, duy nhất có trong bát canh ngao Cửa Lò này đã tạo sự khác biệt, gây tò mò với nhiều khách thăm quan khi tới đây.

2. Bánh Đúc

Đã là quà quê thì cái gì cũng ngon cũng quý. Bởi thế, với người Nghệ An thì món bánh đúc là hảo hạng, đặc sản trên cả tuyệt vời. Bởi thế, người xứ Nghệ vẫn kháo nhau không chỉ bởi hương vị đậm đà của bánh đúc mà còn công nhận rằng: Bánh đúc chứa đựng một thứ văn hóa đặc biệt, như thể nó đại diện cho hình bóng quê nhà.

Bánh đúc được làm từ gạo tẻ trắng, phải là những hạt gạo tẻ đều đều, không pha lẫn với những hạt gạo khác. Gạo đem giã thành bột, rây cho nhỏ, rồi ủ kỹ để qua đêm cho bột nở đều.  Lấy một hòn vôi bằng quả cà pháo, bỏ vào nước cho tan, đánh đều, để lắng rồi gạn lấy nước trong. Bột gạo trộn với nước vôi trong, đổ vào nồi quấy nấu cho chín. Thứ bột khi đã chín thì có thể chế biến thành nhiều dạng, đổ ra lá chuối thành từng tảng, đổ ra đĩa, có thể làm nhiều tầng hình tròn, tầng dưới có đường kính rộng hơn tầng trên, thành hình cái tháp chín lớp.

hành trình Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2) - Ảnh 2

Vào những ngày giỗ, ngày Tết, bánh được làm cầu kỳ hơn là mua thêm thịt lợn nạc, băm nhỏ, rim chín, thái nhỏ hành lá, đổ lẫn vào nồi bánh khi còn ở trên bếp. Bột chín đổ ra thành bánh đúc có nhân thịt, hành, có nơi người ta cho đậu phộng vào nấu cùng để có bánh đúc đậu.

hành trình Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2) - Ảnh 3

Người ta khoái ăn bánh đúc chấm với nước mắm cáy, nước mắm cua đồng pha với chanh, ớt hoặc chấm tương. Ăn miếng bánh mềm dẻo trong miệng, người ta thấy hương vị thân quen của bột gạo ngon, vị đậm gần gũi của thịt, vị mặn, chua, cay của gia vị. Bánh ngon là bánh dẻo, không ướt, không khô, không bị "khê". Làm bánh đúc cũng đòi hỏi nhiều công sức và kinh nghiệm, quan trọng nhất là chọn gạo và ủ bột.

Ngày nay, nhiều gia đình còn dùng bánh đúc chay thay cơm, không đòi hỏi phải có nhiều thức ăn mà vẫn thấy ngon, no bụng, rẻ tiền. Ở quê nhà, vào ngày giỗ, ngày Tết mỗi nhà đều bỏ ra một ngày, hì hục chọn gạo, xay bột, làm bánh. Một ngày đó, mỗi người trong gia đình, trong thôn xóm thật đầm ấm thân tình bên những câu chuyện làm ăn, chuyện gia đình, chuyện chăn nuôi, trồng trọt.

3. Cháo Lươn

Xứ Nghệ vốn nổi tiếng là vùng đất lươn với loại lươn đồng mình thon, thịt chắc, “hai vành” vàng bụng đen hơn hẳn lươn ở xứ khác. Lươn đã được chế biến khéo léo dưới những bàn tay tài hoa của người đầu bếp để thành bát cháo lươn thơm ngon đặc biệt. Cháo lươn là một trong những món ăn đặc sản của xứ Nghệ. Không chỉ người dân xứ Nghệ yêu thích món cháo này, mà người ở nhiều vùng quê khác cũng đã biết tiếng và không bỏ lỡ dịp thưởng thức khi có điều kiện.

hành trình Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2) - Ảnh 4

Đầu tiên, lươn được làm sạch nhớt, đem luộc rồi gỡ lấy thịt. Lươn ở đây không mổ bằng dao mà dùng cật tre để rọc thịt lươn. Khâu chế biến tưởng chừng như đơn giản mà rất kỳ công. Nếu ở miền Nam, món ăn nấu từ thịt lươn bao giờ cũng đi liền với sản thì Nghệ An, đồng hành với lươn là nghệ. Màu vàng tươi của nghệ không chỉ đem lại cho thịt lươn vẻ hấp dẫn đặc biệt mà hương vị của nghệ còn làm cho thịt lươn thêm đậm đà, thơm, ngọt. Nghệ đã góp phần xua tan đi cái vị tanh cố hữu của lươn. 

hành trình Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2) - Ảnh 5

Lươn ở đây không mổ bằng dao mà dùng cật tre để rọc thịt lươn

Thịt lươn sau khi luộc chín được xào với nghệ, ớt băm nhỏ, hành phi, hạt tiêu và nhất là không thể thiếu được những cọng hành tăm chỉ mọc ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Cũng như nghệ, thứ hành tăm lá nhỏ xíu chỉ có ở vùng đất xứ Nghệ này không chỉ “làm đẹp” cho bát cháo sánh ngọt với màu xanh rất ngon mắt mà còn tạo cho cháo lươn Nghệ An có hương vị đặc biệt riêng bởi vị ngọt thơm, cay nồng rất đặc trưng. Khác với cách chế biến món cháo lươn ở Hà Nội, người chế biến cháo lươn ở Nghệ An không xào thịt lươn đến săn khô. Miếng thịt lươn được lọc to bản, vuông vức, khi xào xong vẫn mềm, ngọt, thấm đẫm vị thơm cay của hành, ớt, tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ, điểm màu xanh của lá hành tăm, lá răm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy hấp dẫn.

Cháo cũng được nấu rất kỳ công, và đặc biệt. Người ta đạp đạp hoặc băm nhuyễn xương sống của con lươn, nấu lấy nước súp, rồi lọc bỏ xương vụn đi, sau đó mới đem ninh cháo. Nhờ có nước ngọt nấu từ chính xương sống của con lươn nên cháo lươn Nghệ An có vị ngọt rất riêng: đậm nhưng lại rất thanh, không thấy vị béo của mỡ, khác hẳn với vị ngọt của cháo nấu từ thịt gà hay xương lợn. Gạo để nấu cháo cũng được chọn kỹ lưỡng. Loại gạo tẻ nào ngon nhất mới được người Nghệ An chọn để nấu cháo lươn. Sự kỳ công của công đoạn ninh cháo thể hiện ở chỗ gạo phải được rắc từ từ để cháo không vón cục và người nấu tuyệt đối không được dùng đũ để cháo không bị nát hay bị nồng. Đặc biệt hơn nữa, người xứ Nghệ để nguyên hạt gạo mà ninh cháo chứ không giã nhỏ hay xay gạo thành bột. Cháo ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung mà không nát, cháo sánh đều, không đặc cũng không loãng.

hành trình Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2) - Ảnh 6

Loại gạo tẻ nào ngon nhất mới được người Nghệ An chọn để nấu cháo lươn

Khi ăn, người ta múc cháo ra bát, xúc một ít thịt lươn xào thơm phức, thêm một chút nước sốt vàng ngậy, một chút hành, răm và những mảnh hạt tiêu bắc li ti nhỏ mịn. Cháo lươn Nghệ An ăn với bánh mỳ rán giòn vàng ươm hay bánh mướt lạ miệng.

4. Nhút Thanh Chương

Xứ Nghệ không chỉ có phong cảnh non nước hữu tình mà còn có rất nhiều món ăn dân dã đậm đà bản sắc của vùng quê nghèo khó. Món nhút là một trong vô vàn những món ăn như thế. Nhút là cách gọi quen thuộc của người miền Trung, là quả mít muối mặn ăn với cơm tựa như món dưa muối của người miền Bắc hay món kim chi của xứ Hàn vậy.

Người miền Trung vẫn kể rằng, quê hương gió Lào cát trắng lam lũ quanh năm, cơm gạo cái gì cũng thiếu nên phải tận dụng tất cả những thứ có thể ăn được thay cơm. Mà mít thì nhà nào cũng sẵn trồng, mít thường được luộc chấm với chẻo (một thức chấm cũng rất đặc biệt của người Nghệ An), mà mít ngày càng nhiều không ăn hết nên đã nghĩ cách muối mặn để ăn dần, từ đó món nhút “chào đời” gắn với quê hương khốn khó.

hành trình Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2) - Ảnh 7

Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trồng được giống mít ngon nhất xứ Nghệ.

Dọc miền Trung có nhiều nơi làm nhút nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất vẫn là nhút do người Thanh Chương làm ra tại đất Thanh Chương, bởi nơi đây nổi tiếng trồng được giống mít ngon của tỉnh Nghệ An. Thường thì mỗi năm chỉ có một mùa mít, nên nhút được muối dùng để ăn quanh năm, tùy từng mùa mà chế biến những món ăn khác nhau.

Vào mùa đông gió rét, nhút xào thịt ba chỉ nêm ớt, đường ăn với cơm nóng rất ngon, vị chua chua của nhút, ngọt của đường, cay cay của ớt, sợi nhút sánh lên quyện lấy mỡ của thịt ăn rất ngậy và giòn. Vào mùa hè, nhút có thể làm nộm tai heo nhấm rượu hay đem nấu canh cá chua, canh lạc ăn bùi bùi chua chua rất lạ miệng lại có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho cơ thể. Hay chỉ đơn giản, nhút chấm nước mắm tỏi, rau kinh giới ăn cơm canh cũng ngon không kém.

 

hành trình Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2) - Ảnh 8

 

Nhút là đặc sản miền Trung khiến nhiều người “thòm thèm” vị mặn, cay và giòn tan ở miệng

được ví như kim chi của xứ Hàn.

 

Cách muối nhút cũng dân dã hệt như tên gọi của nó. Có thể làm nhút muối xổi ăn ngay trong hai ba ngày, hay muối mặn để dành ăn quanh năm. Nhút có hai loại, nhút làm từ mít xanh hay xơ mít chín đều tuyệt, tuy nhiên nhút làm từ mít xanh thì cầu kì trong cách chế biến hơn. Nếu là mít xanh phải chọn quả ương ương, trẩy trái mít từ trên cây xuống còn tươi nguyên, gọt sạch vỏ gai bên ngoài, khi gọt nên để xả dưới vòi nước để tránh nhựa mít dính vào tay rất khó rửa. Gọt xong thì dùng dao băm hoặc thái thành sợi từ ngoài vào trong, sao cho toàn bộ múi, xơ, hạt mít đều được xắt nhỏ. Sau khi thái xong, đem ngâm vào nước gạo qua một đêm cho mít hết nhựa, sợi mít được trắng, rồi vớt ra phơi săn dưới nắng. Tiếp theo, cho tất cả vào vại sành rồi trộn muối, vò cho mít mềm ra và muối ngấm đều sợi mít.

 

Còn với xơ mít chín thì đơn giản hơn, chính là tận dụng phần xơ của quả mít chín sau khi ăn hết phần múi, nhặt xơ rửa sạch. Tương tự như mít xanh, xơ mít cũng được trộn muối và vò cho ngấm đều vào mít. Khi cho mít vào vại, có thể cho thêm ớt, mía, lá gừng hay củ sả, rau ngải và nước ngập mít, tùy theo khẩu vị của từng gia đình mà nêm các gia vị cho nhút đậm đà hơn. Nhưng đặc biệt, nhút phải nén chặt bằng phên tre, chặn gạch, sao cho nhút không nổi lên mặt nước và bị thâm đen. Chỉ vài ngày trở ra là ăn được.

 

Nhút ăn giòn giòn, mặn của muối, cay xè của ớt, và dậy mùi thơm của mít, thanh ngọt của mía đường…”quyện” một vị ngon rất đặc biệt. Ngày nay, trong mỗi bữa cơm của người miền Trung không thể thiếu món ăn dân dã, bình dị này. Tuy nhiên, ở những thành phố lớn, nhút lại có tên trong menu ẩm thực đặc sản mà khiến nhiều người muốn ăn, ăn một lần nhớ mãi, cứ “thòm thèm” cái vị cay chua mặn ngọt, hệt như dư vị của mảnh đất ân tình xứ Nghệ ...

trải nghiệm Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2)

trải nghiệm Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2)
12 1 13 25 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==